Chữa đau lưng hiệu quả bằng bài thuốc gia truyền

Đau lưng có thể bao gồm nhiều loại, từ đau âm ỉ, liên tục đến cơn đau đột ngột, đau thắt gây khó khăn cho việc di chuyển. Cơn đau lưng có thể nhanh chóng bắt đầu nếu quý vị bị ngã hoặc nâng vật gì đó quá nặng, hoặc cơn đau có thể trở nên nặng dần.

Bệnh đau thắt lưng đã và đang là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay và đâu là bài thuốc chữa bệnh đau lưng hiệu quả và được nhiều người tin tưởng dùng và đã khỏi hẳn bệnh. Để tìm hiểu bài thuốc đó ta phải hiểu nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng:

1. Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh

a. Theo Tây Y

Có rất nhiều yếu tố khiến ta đau lưng, trong đó có một nguyên nhân phổ biến là “chất liệu” của cột sống không giữ được độ bền qua năm tháng, chẳng hạn như thoái hóa sụn và đĩa đệm, xuất hiện từ tuổi 30-40. Phần trong đĩa đệm thì khô, phần ngoài bị nứt nên không còn tác dụng đệm tốt cho đốt sống. Chính trong giai đoạn này, người bệnh cảm thấy đau lưng nhưng không nặng nề. Có hai trường hợp gây đau lưng nặng:

chua-dau-lung-hieu-qua-bang-bai-thuoc-gia-truyen

– Đĩa đệm không nằm trong hai mặt khớp đốt sống trên và dưới mà thoát ra ngoài, chèn ép dây thần kinh, gọi là thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thường gặp nhất là lao động nặng.

– Do quá trình lao động, các mặt khớp tiếp xúc với nhau làm tổn thương xương, khiến xương dễ bị giòn, nứt sinh ra các gai xương. Khi các gai này chạm vào dây thần kinh thì sẽ gây đau.

– Chứng đau lưng mạn tính xuất hiện ở tuổi trên 40. Bệnh nhân đau ngang thắt lưng và vùng hông khiến người còng xuống. Khi đứng lâu, ngồi lâu đều đau, ngủ dậy thấy đau, sau đó cảm giác đau giảm dần trong ngày. Đau tăng khi vận động nhiều hoặc nằm lâu bất động, thay đổi thời tiết. Nguyên nhân là đĩa đệm bị thoái hóa và lồi ra ngoài.

– Đau lưng cấp thường xảy ra sau những động tác quá mạnh (mang, vác, đẩy, ngã…). Cảm giác đau xuất hiện đột ngột ở vùng thắt lưng, đau với cường độ cao một bên đốt sống, cơ cạnh cột sống bị co làm bệnh nhân không đi lại được. Mọi cử động, hắt hơi, thay đổi tư thế đều gây đau. Nguyên nhân là đĩa đệm bị rạn nứt rồi căng phồng, kích thích vào các dây thần kinh ở dọc cột sống.

– Đau dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ vùng lưng xuống mông, qua phía sau đùi, xuống cẳng chân tới cổ chân và có thể lan đến các ngón chân. Cảm giác đau như dao đâm, kiến bò, đau nhừ. Nguyên nhân thường là đĩa đệm cuối cùng hay gần cuối cùng thoát ra ngoài.

b. Theo Đông Y

Đau thắt lưng do hàn thấp:

Sinh hoạt trong môi trường ẩm thấp, hoặc bị nhiễm hơi lạnh người bệnh đột nhiên bị đau thắt lưng dữ dội. Tuy nhiên có người bệnh lại cảm thấy tê bì dọc sống lưng lan xuống chân, mỗi khi vận động mạnh vùng thắt lưng lại đau tăng lên. Người bệnh cảm thấy đau nhức, mệt mỏi ảnh hưởng nặng nề tới đời sống sinh hoạt

Bệnh đau lưng do thận hư:

– Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nhân là đau lưng do thận suy yếu. Cơ thể người bệnh luôn mệt mỏi, đuối sức, chân tay lạnh, cơ bắp yếu mềm, vùng lưng đau âm ỉ, kèm theo là biểu hiện đi tiểu thường xuyên về đêm.

– Bệnh đau thắt lưng do căn bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm gây nên: Hệ thống cột sống, đĩa đệm do bị thoái hóa lâu ngày chèn ép lên hệ thống thần kinh làm đau nhức dữ dội vùng lưng. Có những trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có biểu hiện chèn ép rễ dây thần kinh của chi chân làm tê bì dọc mông xuống chân…

2. Bài thuốc chữa bệnh đau lưng hiệu quả

2.1 Bài thuốc sắc:

Bài 1: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Bài 2: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao cho đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

Bài 3: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

Bài 4: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

Bài 5: Hạt hẹ 12g, vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 6: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 7: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 8: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 9: Đậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 10: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia ngày 3 lần uống trong ngày.

Bài 11: Hạt bông 40g, hành củ 20g, tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 12: Trà xanh 3g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 13: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 14: Cốt toái bổ 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

2.2 Thuốc dùng ngoài:

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

Bài 2: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 3: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 4: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Đem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 5: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, rang nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại vài lần.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256