Coi chừng hen suyễn mạn tính

hen phế quản người cao tuổi

Tại hội nghị, Việt Nam là một trong những quốc gia được các nhà chuyên môn đánh giá tốt trong kiểm soát bệnh hen suyễn. Các báo cáo đề cập về hen suyễn là bệnh rất thường gặp trên thế giới (với khoảng 300 triệu người đang mắc). Riêng tại Việt Nam, chiếm dưới 10% dân số mắc bệnh này. Đây là dạng viêm mãn tính ở đường thở, hậu quả của quá trình tương tác giữa cơ địa dị ứng với các yếu tố gây bệnh hen từ ngoài môi trường như: con mạt nhà trong chăn, màn, gối, nệm; con gián; các loại thú có lông (chó, mèo); phấn hoa; nấm mốc; các chất dị ứng (hóa chất như chất diệt côn trùng, chất tẩy, chất xịt phòng); một số thuốc men khác…

hen phế quản người cao tuổi

Trả lời các câu hỏi của PV Báo Thanh Niên tại hội nghị, bác sĩ Roland Leung (chuyên gia về bệnh hô hấp của Hồng Kông) nói: “Bệnh hen suyễn xảy ra nhiều ở trẻ em, nhưng lúc trẻ còn nhỏ ít gia đình để ý, khi phát hiện thì thường bệnh đã nặng. Tình trạng ô nhiễm môi trường là nguyên nhân phổ biến làm cho bệnh hen suyễn nặng hơn, và dễ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn”.

Biểu hiện thường gặp của hen suyễn là ho, khò khè, khó thở, nặng ngực (tái đi tái lại nhiều lần). Và, bệnh dễ xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố như thay đổi thời tiết, phấn hoa, bụi. Triệu chứng xảy ra nhiều hơn vào ban đêm, lúc giao mùa, mùa lạnh, khi tiếp xúc với bụi bặm, sau khi ăn đồ biển, thịt bò…

Một khi bệnh hen suyễn mãn tính thì không thể điều trị khỏi hẳn được, nhưng người bệnh vẫn sống chung với nó, kiểm soát được nó, nếu tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ chuyên khoa – nhằm không để dẫn đến cơn kịch phát gây nguy hiểm và tốn kém.
Thanh Tùng
(Thanh Niên)
[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256