Viêm Mũi Dị Ứng & Hen Suyễn

viêm mũi dị ứng

Viêm mũi: là tình trạng viêm lớp lót (niêm mạc) trong mũi và hầu họng. Tình trạng viêm nàym cho lớp lót này trở nên nhạy cảm bất thường và có thể bị kích ứng bởi không khí lạnh, khói, mùi khó chịu, thực phẩm kích thích (như có nhiều tiêu, ớt, …) và khói thuốc lá. Biểu hiện có thểlà ngứa, đau họng, nghẹt mũi hay chảy nước mũi.

Viêm mũi dị ứng: là viêm mũi do dị ứng gây ra. Điều này có nghĩalà hệ miễn dịch của người bệnh phản ứng lại các chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thểlà mạt giường (dị ứng nguyên trong nhà), thú nuôi, nấm mốc, khói, … (nhớ rằng chất gây dị ứng với người này có thểlà bình thường với người khác và ngược lại).

Ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng lên hen suyễn

Viêm mũi dị ứng và hen suyễn có một vấn đề chung là …dị ứng; mũi và phế quản cùng thuộc hệ hô hấp. Vì thế, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thống kê ở Úc thấy rằng đa số những người bị suyễn có bị viêm mũi dị ứng (lên đến 80%).

Viêm mũi dị ứng có thểm cho việc kiểm soát hen suyễn trở nên khó khăn hơn. Điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng có thểm giảm lên cơn suyễn và giúp cho phổim việc tốt hơn. Viêm mũi dị ứng đặc biệtlà khi bị nghẹt mũi rất dễm mất ngủ, và mất ngủ lại gây ra rất nhiều hệ lụy, trong đó có dễ bị lên cơn suyễn.

Viêmniêm mạc mũi và họng gây ra nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Vì vậy, đa số những biện pháp điều trị hiệu quảlà xịt (spray) glucocorticoid vào trong mũi. Xịt glucocorticoid vào trong mũi giúp ngăn chặn phản ứng viêm (các thuốc xịt glucocorticoid này cũng tương tự với các thuốc xịt glucocorticoid trong dự phòng hen suyễn nhưng khác về cách thức sử dụng). Nếu bạn bị cả viêm mũi dị ứng lẫn hen suyễn, bạn nên sử dụng cả hai thuốc dự phòng nàymột cách đều đặn.

Lưu ý rằng triệu chứng của hen suyễn có thể che đậy triệu chứng viêm mũi dị ứng, vì thế nếu bạn bị hen suyễn, nên kiểm tra xem mình có bị viêm mũi dị ứng hay không.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

  • Đau họng thường xuyên
  • Khàn giọng
  • Nghẹt mũi thường xuyên mà không có các triệu chứng khác.
  • Thường phải thở bằng miệng (đặc biệt lúc ngủ) và hay gặp ở trẻ em.
  • Ngủ thường hay ngáy
  • Trẻ em hay bị nhiễm trùng tai giữa
  • Thường hay bị nhức đầu mà không có nguyên nhân khác
  • Ho, đặc biệt trẻ em lúc nằm ngủ ban đêm
  • Mũi mất cảm giác về mùi
  • Thường hay bị rối loạn giấc ngủ.

Những điều cần tránh khi bị viêm mũi dị ứng

Không nên hút thuốc và tránh ngồi gần người hút thuốc lá. Khói thuốc lám cho viêm mũi dị ứng và hen suyễn trở nên tồi tệ hơn và nó cũngm cho các thuốc dự phòng giảm tác dụng.

Thường thì cùng dị ứng nguyên có thể khởi phát cả hen suyễn lẫn viêm mũi dị ứng, vì vậy, rất hữu ích khi xác định được chúng và tránh chúng khi có thể. Tuy nhiên, việc nàylà rất khó khăn, cho nên nếu có thể được bạn nên trang bị máy lọc không khí trong phòngm việc và phòng ngủ (các phòng này phải tương đối kín), nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng chứng minh máy lọc không khí giúp kiểm soát hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Dị ứng nguyên trong nhà (mạt giường)

Dị ứng nguyên trong nhà (tiếng Anh gọilà “house dust mite” có tên khoa họclà Dermatophagoides pteronyssinus hay D. farinae,những sinh vật bé nhỏ với kích thước khoảng 30micromet, chúng sống trong nhà, ăn những tế bào da chết bong ra và phân của chúnglà dị ứng nguyên thường gặp nhất trong nhà, thường hay kích hoạt hen suyễn hay dị ứng mũi xoang). Dị ứng nguyên trong nhà gặp nhiều ở xứ nóng ẩm như Việt Nam chúng ta.

Có nhiều cách để tránh dị ứng nguyên trong nhà. Trong các nghiên cứu khoa học, hai vấn đề thường được báo cáo nhiều nhất đểm giảm số lượng dị ứng nguyên trong nhà:

  • Giặt sạch mùng, mền, bao nệm, bao gối, … bằng nước nóng (phải nóng trên 550C).
  • Dùng loại bao nệm, bao gối loại chống bụi để bao bọc nệm, gối.

Dị ứng nguyên từ thú nuôi

Nếu bạn bị ứng với thú cưng của bạn và bạn phải tiếp tục sống chung nhà với nó, đừng bao giờ cho chúng vào phòng ngủ. Bạn không thể kiểm soát tốt viêm mũi dị ứng của bạn nếu vẫn phải sống chung nhà với thú nuôi mà bạn bị dị ứng. Thường thì việc tắm thú nuôi không m giảm đi dị ứng nguyên và còn có thể m cho tình trạng dị ứng xấu đi.

Sau khi loại bỏ thú nuôi, hãym vệ sinh sạch sẽ tường, sàn nhà và thảm. Do các phần tử gây dị ứng từ thú nuôi có thể còn dính trong quần áo vàmột số bề mặt đồ vật, các dị ứng nguyên này vẫn còn lại trong nhàmột thời gian dài sau khi đã loại bỏ thú nuôi.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256