Thành phần:
Trong 1 viên nang cứng 500mg chứa 250mg cao đặc (tỷ lệ 1:10) tương đương với thảo mộc thô:
Ích mẫu: 1,06g
Xích thược: 0,63g
Nam tỳ bà: 0,19g
Mộc hương: 0,19g
Đương quy: 0,13g
Phụ liệu: Chất độn (lactose, Amidon), chất chống đông vón (cali carbonat, magie stearat), vỏ nang (gelatin), chất bảo quản (natri benzoat).
Công dụng:
Hỗ trợ bổ huyết, giúp điều hòa kinh nguyệt, giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh.
Đối tượng sử dụng:
Nữ giới trưởng thành có các biểu hiện kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh.
Cách dùng
Ngày uống 3 lần. Uống sau khi ăn.
Nữ giới trưởng thành: Mỗi lần uống 2 – 3 viên.
Cảnh bảo về sức khỏe:
- Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Không dùng cho phụ nữ có thai, người có đồng tử mở rộng, người tỳ vị thấp nhiệt, đại tiện lỏng, người mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
- Người đang sử dụng thuốc tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng.
- Không dùng phối hợp với lê lô.
Bảo quản
Nơi khô ráo, thống mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.
Hạn sử dụng
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng in trên bao bì.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh còn gọi là thống kinh, là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng xuất hiện những cơn đau co thắt, cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện trước và trong thời gian hành kinh do sự co bóp của tử cung. Đây là hiện tượng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh từ 1-2 ngày mỗi tháng. Thông thường cơn đau ở mức độ nhẹ, tuy nhiên ở một số phụ nữ xuất hiện cơn đau nghiêm trọng hơn khiến họ không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt và công việc thường ngày trong vài ngày.
Phân loại đau bụng kinh
Đau bụng kinh được phân thành hai loại là nguyên phát và thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát: chỉ những cơn đau mang tính lặp đi lặp lại vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt và không do bệnh lý. Cơn đau thường bắt đầu khoảng 1-2 ngày trước kỳ kinh hoặc khi bắt đầu có kinh nguyệt. Cơn đau bụng kinh nguyên phát thường kéo dài từ 24-48 giờ và giảm dần, có thể đi kèm các triệu chứng khác như đau mức độ nhẹ đến dữ dội ở vùng bụng dưới, lưng hoặc đùi; hoặc cảm thấy buồn nôn và nôn, mệt mỏi và thậm chí là tiêu chảy. Đau bụng kinh nguyên phát sẽ bắt đầu ngay sau khi nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, sau đó sẽ giảm dần khi phụ nữ già đi hoặc có thể chấm dứt hoàn toàn sau sinh con.
Đau bụng kinh thứ phát: chỉ những cơn đau liên quan đến bệnh lý rối loạn hoặc nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản nữ, chẳng hạn như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến tử cung… Cơn đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn trong chu kỳ kinh và kéo dài hơn so với thông thường. Ngoài ra, chị em cũng sẽ không cảm thấy buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Bình thường, trứng sẽ rụng theo tính chất đều đặn hàng tháng. Trường hợp tinh trùng gặp trứng và thụ tinh, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để đến tử cung làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nếu tinh trùng không gặp trứng và quá trình thụ tinh không xảy ra, tử cung sẽ co bóp để đẩy lớp niêm mạc và trứng ra khỏi cơ thể, được gọi là kinh nguyệt.
Khi thành tử cung co lại, mạch máu ở niêm mạc tử cung sẽ bị chèn ép, dẫn đến các mô trong tử cung bị thiếu oxy nên phóng ra các chất gây co thắt tử cung mạnh hơn khiến chị em cảm thấy đau hơn.
Bên cạnh đó, vào những ngày đầu hành kinh, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất một chất trung gian hóa học khác có tên là prostaglandin. Chất này khiến cơ tử cung co bóp nhiều hơn với lực mạnh hơn, dẫn đến làm tăng mức độ đau trong khoảng thời gian này.
Ngoài nguyên nhân kể trên, việc mắc một số bệnh lý có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau bụng kinh, gồm:
- U xơ tử cung;
- Lạc nội mạc tử cung;
- Bệnh tuyến tử cung;
- Hẹp cổ tử cung;
- Viêm vùng chậu.
Triệu chứng đau bụng kinh như thế nào?
Triệu chứng điển hình của đau bụng kinh là đau âm ỉ ở bụng dưới, có thể đau quặn hoặc đau dữ dội. Thông thường, cơn đau bụng sẽ xuất hiện 1-2 ngày trước hoặc trong thời gian hành kinh, mức độ đau cao nhất trong khoảng 24 giờ đầu rồi giảm dần sau khoảng 2-3 ngày. Cơn đau sẽ tỷ lệ thuận với mức độ co bóp của tử cung, có thể lan xuống vùng thắt lưng và đùi.
Ngoài ra, chị em còn có thể gặp thêm các triệu chứng khác như:
- Buồn nôn;
- Đau đầu, chóng mặt;
- Mệt mỏi;
- Tiêu chảy hoặc táo bón tùy theo cơ địa.
Giảm cơn đau bụng kinh bằng cách nào?
Để giảm thiểu cơn đau bụng kinh, chị em có thể áp dụng các giải pháp sau:
Sử dụng túi chườm ấm đặt lên vùng bụng dưới.
Tắm bằng nước ấm.
Tập các bài tập thư giãn, giải tỏa tâm lý như thiền, yoga…
Không uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích vì có thể làm tăng cơn đau.
Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách giảm thiểu sự khó chịu của đau bụng kinh.
Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách, tuyệt đối không lạm dụng thuốc.
Điều trị đau bụng kinh đúng cách
Sử dụng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ điều trị đau bụng kinh cũng là mọt giải pháp an toàn.
Hãy chọn lựa những sản phẩm uy tín nhất để hỗ trợ điều trị đau bụng kinh.
PQA Ích mẫu là một sản phẩm hữu hiệu giành cho các chị em phụ nữ bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
GIỚI THIỆU DƯỢC PHẨM PQA
Dược phẩm PQA – Được sản xuất trên quy trình đạt chuẩn GMP
Nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA
Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA
Hãy là người đầu tiên nhận xét “PQA Ích Mẫu”