THÔNG TIN DƯỢC PHẨM PQA MỠ MÁU
PQA Mỡ Máu là dược phẩm thảo dược có tác dụng tư âm, mát huyết, hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm Cholesterol toàn phần, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
THÀNH PHẦN
Trong 5 g chứa 0,5 g cao đặc hỗn hợp thảo mộc tương đương:
Đan sâm :………………1,47 g
Dạ giao đằng :…………1,47 g
Trạch tả:…………………1,47 g
Hoàng tinh:……………..0,49 g
Sơn tra:………………….0,10 g
Phụ liệu vừa đủ 1 gói 5 g.
CÔNG DỤNG
Hỗ trợ giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Người mỡ máu cao, có nguy cơ xơ vữa mạch máu.
CÁCH DÙNG
Ngày uống 3 lần sau khi ăn
Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 2 gói.
Người lớn: Mỗi lần uống 3 gói.
Mỗi đợt dùng 3 tháng, nên dùng 2 –3 đợt.
Pha với nước sôi khuấy đều uống hết khi còn ấm.
Lưu ý: Có lắng cao, nên khuấy đều uống hết.
Cảnh báo về sức khỏe:
– Không dùng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm này.
– Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng sản phẩm.
– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
BẢO QUẢN
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, không quá 30ºC, tránh ánh sáng trực tiếp.
HẠN SỬ DỤNG
36 tháng kể từ ngày sản xuất
SĐK: 10950/2019/ĐKSP
Số XNQC: 1276/2021/XNQC-ATTP
QUÂN THẦN TÁ SỨ TRONG SẢN PHẨM PQA MỠ MÁU
MỠ MÁU
Mỡ máu là một bệnh lý liên quan mật thiết đến các thói quen sống hàng ngày. Bệnh thường khó phát hiện trong thời gian đầu. Chúng ta có thể được bác sĩ chẩn đoán bị máu nhiễm mỡ hay không sau khi có kết quả xét nghiệm máu. Vậy máu nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
1. Bệnh mỡ máu là gì?
Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.
Bệnh mỡ máu
Các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu:
- Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L .
- LDL – Cholesterol: < 3.3 mmol/L.
- Triglyceride: < 2.2 mmol/L.
- HDL – Cholesterol: > 1.3 mmol/L.
Các chỉ số trên ở mức bình thường, các xét nghiệm cho kết quả cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, Triglyceride cao hơn chứng tỏ bạn đang có biểu hiện bệnh mỡ máu. Tuỳ vào mức độ tăng cao của các chất trên mà biểu hiện tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Trong khi đó, HDL – Cholesterol là một Cholesterol tốt cho sức khỏe giúp tăng đào thải LDL – Cholesterol (gây hại cho sức khỏe), khi HDL – cholesterol tăng là một dấu hiệu tốt.
2. Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu
Bệnh có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do lối sống sinh hoạt và ăn uống không phù hợp gây tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm hiệu quả chuyển hoá lipid trong máu.
Có thể điểm lại một số nguyên nhân xuất phát từ lối sống gây nên tình trạng máu nhiễm mỡ:
- Lười vận động, thừa cân, béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Uống rượu bia.
- Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật.
Ăn uống không hợp lý gây nên máu nhiễm mỡ
Một nguyên nhân khác quan trọng đó là do di truyền: đây là một nguyên nhân liên quan đến vấn đề gen và đột biến. Nguyên nhân này gây nên các vấn đề trong chuyển hoá cholesterol, nhất là nhóm LDL.
Ngoài ra các nguyên nhân khác cũng tác động vào quá trình làm tăng mỡ máu như biến chứng của các bệnh: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột,…
Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần,… cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa lipid, tăng lượng mỡ trong máu.
3. Các triệu chứng của bệnh mỡ máu
Bệnh mỡ máu thường không có hoặc có ít triệu chứng ban đầu khiến nó khó được phát hiện và làm người bệnh chủ quan. Các lipid xấu trong máu sẽ tích tụ dần vào trong lòng mạch (nguy hiểm nhất là ở động mạch) lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám lớn hơn chèn ép lối đi của dòng máu. Điều này cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan, gây ra các hiện tượng như: đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, mệt mỏi,…
Đặc biệt khi các mảng bám lớn xuất hiện ở các mạch máu lớn ở tim, gan, thận gây tắc nghẽn mạch máu có thể khiến các cơ quan này ngừng hoạt động, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Phương pháp điều trị mỡ máu
Điều trị mỡ máu bằng các nhóm thuốc tây y
Điều trị mỡ máu bằng thuốc tây y được áp dụng khá phổ biến hiện nay với hầu hết các bệnh nhân. Tuy nhiên, liều lượng được sử dụng sẽ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan khác nhau.
Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu thường được các bác sĩ chỉ định hiện nay bao gồm:
Nhóm Statin
Statin là nhóm thuốc ức chế quá trình hoạt hóa của men HMG-CoA Reductase, cản trở quá trình tổng hợp Cholesterol trong gan, giảm lượng LDL-Cholesterol. Đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều trong các trường hợp điều trị lipid máu tăng cao và giảm các biến chứng liên quan đến tim mạch, xơ vữa động mạch,…
Các thuốc nhóm Statin thường được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh mỡ máu
Thông thường, các thuốc thuộc nhóm Statin được chỉ định từ liều thấp đến cao. Những trường hợp điều trị sau 4 – 6 tuần không đạt hiệu quả có thể tăng liều gấp đôi.
Tuy nhiên, người bệnh khi dùng các loại thuốc này cần phải báo ngay với bác sĩ nếu gặp các biểu hiện như sau: đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ,… Khi dùng thuốc không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng mà cần phải thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Nhóm Niacin (Nicotinic Acid)
Niacin là một loại vitamin B3 tan trong nước có khả năng ức chế gan sản xuất các lipoprotein. Nhờ đó mà thuốc này làm giảm đến 25% lượng LDL-Cholesterol và tăng từ 15 – 35% HDL-Cholesterol.
Nhóm Niacin thường được chỉ định kết hợp với các loại thuốc Statin hoặc các bệnh nhân không dung nạp Statin. Những lưu ý với khi điều trị mỡ máu bằng thuốc Niacin bao gồm:
- Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đỏ bừng da hoặc nổi mẩn ngứa, buồn nôn, nôn,…
- Những trường hợp mắc bệnh gút, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng mạn tính không được sử dụng các loại thuốc nhóm này.
- Trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường cần phải cẩn thận và sử dụng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nhóm Niacin thường được sử dụng kết hợp với Statin để chữa bệnh mỡ máu cao
Dẫn xuất fibrat
Các loại thuốc thuộc nhóm fibrat acid được ưu tiên sử dụng với những bệnh nhân điều trị tình trạng Triglyceride tăng cao. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm LDL-Cholesterol, tăng HDL-Cholesterol và giảm từ 40 – 60% lượng Triglyceride.
Nhóm dẫn xuất fibrat có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp điều trị mỡ máu với thuốc khác tùy vào tình trạng bệnh.
Các renins gắn acid mật
Các loại renins khi gắn với acid mật sẽ làm giảm quá trình hấp thu, tăng chuyển hóa Cholesterol sang acid mật trong gan. Nhờ đó mà hàm lượng LDL-Cholesterol giảm đáng kể. Các thuốc nhóm này không được chỉ định cho bệnh nhân tăng Triglyceride và thường kết hợp với các thuốc trị mỡ máu khác.
Các renins gắn acid mật có thể làm giảm đáng kể lượng LDL-C trong máu
Hiện nay, không một bác sĩ nào có thể khẳng định sẽ điều trị khỏi hoàn toàn mỡ máu cao. Các nhóm thuốc nói trên hay bất kỳ phương pháp nào đều chỉ có tác dụng hạn chế quá trình tiến triển nặng hơn của mỡ máu. Hơn nữa, việc điều trị cũng cần phải có sự kết hợp nhiều phương pháp khác nhau cùng với sự kiên trì, thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị của người bệnh.
Giảo Cổ lam – Cây thuốc quý trị Máu nhiễm mỡ
Hoàng Bội Hương, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, cho biết: “Giảo cổ lam là loại dược liệu quý. Từ xa xưa, vị thuốc này đã được vua chúa sử dụng để tăng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Giảo cổ lam có chứa hơn 100 hoạt chất saponin có cấu trúc tương tự nhóm damaran trong nhân sâm. Những hoạt chất này có tác dụng giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp…”
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin. Loại thảo dược này còn chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như: selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho… Bên cạnh đó, cây giảo cổ lam 7 lá là loại có chứa nhiều hoạt chất saponin nhất, gấp 3 – 4 lần nhân sâm, có tác dụng làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
Hoàng Bội Hương cho biết thêm, nhiều đề tài nghiên cứu đã chứng minh sử dụng giảo cổ lam thường xuyên hỗ trợ hạ mỡ máu, giảm lượng cholesterol toàn phần, triglyceride và tăng hoạt tính của enzyme lipoprotein lipase; từ đó, hỗ trợ làm giảm các mảng huyết khối bám vào thành mạch và ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.
Ngoài thành phần Giảo cổ lam, PQA Mỡ máu còn được Dược phẩm PQA bào chế từ các thảo dược từ Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Xuyên khung. Sản phẩm mang đến công dụng tư âm, mát huyết, hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Dùng rất tốt cho những người bị Máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ,người béo phì.
Nên ăn gì để kiểm soát mỡ máu?
Những người bị bệnh dù ở mức độ nào cũng nên thực hiện chế độ ăn hợp lý chứa các loại thực phẩm sau:
- Nên ăn các loại rau xanh vì chúng ít Cholesterol.
- Ăn thịt nạc thăn, hạn chế ăn thịt mỡ và nội tạng động vật.
- Ăn thức ăn ít chất béo như cá, các họ đậu, hoa quả tươi.
- Các loại nấm: nấm hương, mộc nhĩ.
- Gừng hỗ trợ rất tốt trong việc giảm mỡ trong máu.
- Trà sen hoặc các loại trà thanh lọc cơ thể.
Rau xanh tốt cho người bị bệnh máu nhiễm mỡ
Các loại thực phẩm cần tránh ăn nhiều:
- Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ.
- Đồ ăn chế biến sẵn.
- Nội tạng động vật.
- Ăn nhạt sẽ tốt hơn cho hoạt động của tim mạch.
GIỚI THIỆU DƯỢC PHẨM PQA
Dược phẩm PQA – Được sản xuất trên quy trình đạt chuẩn GMP
Đã đăng ký với FDA Hoa Kỳ
Nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA
Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA
TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA
Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất hãy liên hệ ngay cho PQA để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dược phẩm phù hợp và đúng cách nhất.
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PQA
Đ/c: Thửa 99, QL10, xã Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định
Tổng đài tư vấn: 18006845
Hãy là người đầu tiên nhận xét “PQA MỠ MÁU”