THÔNG TIN DƯỢC PHẨM PQA THANH TÂM PHỤC THẦN
PQA Thanh Tâm Phục Thần là dược phẩm hỗ trợ thanh tâm, an thần, giảm lo âu, căng thẳng tinh thần cho người hay hồi hộp, lo lắng, dễ bị sợ hãi, thần trí căng thẳng, trầm cảm, mất ngủ.
Thành phần
Cho 100ml
Đảng sâm ………………………………12,8g
Phục thần…………………………………9,6g
Mạch môn ……………………………….9,6g
Thiên môn ……………………………….9,6g
Huyền sâm ………………………………9,6g
Câu đằng …………………………………9,6g
Bối mẫu …………………………………..6,4g
Đởm tinh………………………………… 6,4g
Viễn Chí ………………………………….6,4g
Liên kiều …………………………………6,4g
Phụ liệu vừa đủ 100ml.
Công dụng
Hỗ trợ thanh tâm, an thần, giảm lo âu, căng thẳng tinh thần.
Đối tượng sử dụng
Người hay hồi hộp, lo lắng, dễ bị sợ hãi, thần trí căng thẳng, trầm cảm, cáu giận, mất ngủ.
Cách dùng
Ngày uống 4 lần. Sau khi ăn sáng, trưa, tối, và 1 lần trước khi ngủ
– Trẻ em từ 2-5 tuổi : Mỗi lần uống 5ml
– Trẻ em từ 6-12 tuổi : Mỗi lần uống 10ml
– Trẻ em từ 13 tuổi trở lên : Mỗi lần uống 15ml
– Người lớn : Mỗi lần uống 20ml
Dùng liên tục cho đến khi tinh thần vui vẻ, mọi hoạt động bình thường như mong muốn.
Lưu ý:
– Có lắng cao thảo dược lắc đều uống hết.
– Không dùng quá 4 tuần sau mở nắp đầu tiên.
– Không dùng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng
Sản phẩm này không có đường kính Saccarose, có thể dùng cho người bị tiểu đường
BẢO QUẢN:
Nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thời hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Hạn sử dụng in trên bao bì.
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số đăng ký: 6887/2018/ĐKSP
Số XNQC: 01461/2019/ATTP-XNQC
BỆNH TRẦM CẢM
Trầm cảm là bệnh gì? Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong.
Phụ nữ thường gặp bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới (2 nữ/ 1 nam) xảy ra ở nhiều lứa tuổi đặc biệt trong độ tuổi trưởng thành. Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng, theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 850000 chết do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm, là một bệnh phổ biến ở trên toàn cầu. Tuy nhiên trong số đó những người được chẩn đoán và điều trị kịp thời còn rất thấp chiếm khoảng 25%
Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát, trầm cảm do nguyên nhân khác nhau nhưng gặp tỉ lệ cao ở các đối tượng thất nghiệp, phá sản, ly hôn,…
Trầm cảm là bệnh không còn xa lạ có thể chữa trị được khỏi hoàn toàn vì vậy cần được khám và điều trị kịp thời
Nguyên nhân bệnh Trầm cảm
Trầm cảm do các nguyên nhân sau gây nên:
- Nội sinh (trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): có nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống , xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng
- Trầm cảm do căng thẳng: do áp lực từ nhiều phía như công việc, gia đình, con cái, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của,…
- Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ
- Trầm cảm có thể không rõ nguyên nhân
Triệu chứng bệnh Trầm cảm
Bệnh trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng sau đây:
- Khí sắc trầm buồn: khí sắc trầm buồn được biểu hiện qua nét mặt của bệnh nhân: buồn bã, rầu rĩ, ủ rũ nét mắt rất đơn điệu, giảm hoặc mất các nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do bệnh nhân buồn bã, chán nản, bi quan, mất hết niềm tin trong cuộc sống.
- Mất hứng thú hoặc các sở thích trước đây: cảm giác nặng nề, mệt mỏi không muốn làm việc, đi đứng chậm chạp, luôn luôn cảm thấy mình không có đủ sức khỏe để làm việc dù là việc nhẹ, không quan tâm đến xung quanh kể cả con cái đang vui chơi cũng không để ý quan tâm. Bệnh nhân tự cho rằng họ đã mất hết các sở thích vốn có trước đây kể cả ham muốn tình dục. Nam nữ có biểu hiện suy giảm tình dục như lãnh cảm ở nữ hoặc rối loạn cương dương ở nam giới
- Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ là triệu chứng hay gặp nhất chiếm 95% số trường hợp bệnh nhân trầm cảm. Bệnh nhân cảm thấy trằn trọc khó đi vào giấc ngủ mặc dù đôi khi cảm thấy rất buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ, thức dậy sớm hơn bình thường. bệnh nhân được coi là mất ngủ khi ngủ ít hơn 2 tiếng mỗi ngày so với bình thường. Bệnh nhân có thể thức trắng cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Mất cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, một số ít có biểu hiện tăng cân: bệnh nhân trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn thậm chí có trường hợp nhịn ăn hoàn toàn dẫn đến gầy sút cân. Một số ít trường hợp có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân
- Mệt mỏi, giảm tập trung, giảm sút năng lượng: hay than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân nào, giảm khả năng tập trung vì vậy hiệu quả công việc giảm sút. Cảm giác mệt mỏi thường nặng hơn vào buổi sáng. Không còn hứng thú với việc gì. Bệnh nhân mệt mỏi không muốn làm gì đối với những trường hợp nặng còn không thể thực hiện được các công việc hàng ngày như: đi ra chợ, nấu cơm, giặt quần áo
- Cảm giác vô dụng, tội lỗi: luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, cảm giác tuyệt vọng không có lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai. Tự cảm thấy có lỗi với người thân, thua kém người khác, trở nên vô dụng.
- Biểu hiện sinh lý : nhức đầu, mỏi vai gáy, hồi hộp trống ngực, đau nhức tay chân
- Cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, dễ nổi giận với những người xung quanh, có những cơn sợ hãi, ngại giao tiếp, ít quan tâm đến người khác, đòi hỏi cao về những người khác
- Hình thức bên ngoài: ăn mặc lôi thôi lếch thếch, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc giận dữ vô cớ, giọng nói trầm buồn đơn điệu gợi ý về bệnh trầm cảm.
- Có ý định và hành vi tự sát: hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có ý nghĩ về cái chết nặng hơn là có ý định tự sát. Cảm giác tuyệt vọng không có lối thoát. Họ bị ám ảnh về bệnh tật, chán nản, dễ bị tổn thương dần dần tự nghĩ rằng chết đi cho đỡ đau khổ.
Đối tượng nguy cơ bệnh Trầm cảm
- Sau một sang chấn tâm lý: phá sản, mất hết tiền của, nợ nần, mất đi người thân, hôn nhân đổ vỡ, con cái hư hỏng, áp lực công việc quá lớn,…
- Sau sinh con khoảng vài tuần chiếm 1 tỷ lệ khá lớn cần được phát hiện kịp thời
- Đối với học sinh, sinh viên: áp lực học tập quá lớn: nhiều bài vở, thi cử dồn dập, áp lực từ cha mẹ thầy cô,
- Sau tổn thương thực tổn: chấn thương sọ não,…
Phòng ngừa bệnh Trầm cảm
– Đối với một số sang chấn tâm lý không thể lường trước được như mất đi người thân, phá sản cần quan tâm, gần gũi, chia sẻ lấy lại niềm tin cho người bệnh
– Tránh các sang chấn tâm lý: gạt bỏ áp lực trong cuộc sống nếu có thể
– Đối với những người có biểu hiện trầm cảm cần theo dõi giám sát người bệnh vì người bệnh có thể có hành vi tự sát bất kì lúc nào
– Đưa đến khám bệnh chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán bệnh kịp thời
Các biện pháp điều trị bệnh Trầm cảm
Trầm cảm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì nguy cơ bệnh nhân tự sát là rất cao chiếm 50% tổng số bệnh nhân trầm cảm. Trong gia đình, người thân có ai có những biểu hiện trên cần được đưa đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám phát hiện và chữa trị kịp thời.
Nguyên tắc điều trị:
- Cắt các rối loạn cảm xúc
- Chống tái phát
- Phục hồi chức năng
- Không được tự ý dùng thuốc
- Dùng thuốc đúng, đủ theo phác đồ, không tự ý bỏ thuốc
- Thông báo với bác sĩ những tác dụng phụ của thuốc để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất
Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh khí sắc theo đúng cơ chế bệnh tùy từng trường hợp bệnh cụ thể do bác sĩ chuyên khoa tâm thần kê đơn đem lại hiệu quả rất tốt tỉ lệ khỏi bệnh cao, ít tái phát
Sử dụng phương pháp YHCT
Theo các Danh y nổi tiếng để điều trị chứng bệnh trầm cảm cần áp dụng các bài thuốc Đông y giúp giải tỏa tâm lý, ngoài ra cũng có thể áp dụng các phương pháp phụ như châm cứu, bấm huyệt, hoặc luyện tập các bài tập yoga có tác dụng trấn an tinh thần.
Theo Tây y, chứng uất trong bệnh trầm cảm sinh ra là do tình trạng stress kéo dài còn theo đông y, trầm cảm phát sinh là một nỗi lo âu, buồn phiền, uất kết kéo dài mãi mà không giải quyết được từ đó gây ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý, khiến người bệnh sống trong mệt mỏi, bứt rứt, không có lối thoát từ đó dẫn nghĩ đến những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc bệnh.
Theo các bác sĩ Y học cổ truyền, đối với những bệnh nhân bị trầm nên dùng các bài thuốc có tính năng giải nhiệt, giải độc, trấn kinh khai khiếu, định thần, sơ can, kiện tỳ, cân bằng âm dương. Lúc này tùy vào từng thể trạng của bệnh nhân các bác sĩ sẽ có những bài thuốc với những thành phầm phù hợp giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Bài thuốc Thái vị ẩm gia giảm gồm: Đảng sâm, Phục thần, Mạch môn, Thiên môn, câu đằng, Bối mẫu, Đởm tinh, Viễn chí, Liên kiều có công dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh tâm an thần, thư can giải uất. Cụ thể:
– Đảng sâm: Bổ tỳ, kiện vị, ích khí
– Phục thần: Kiện tỳ, định tâm, an thần, chữa sợ hãi, hồi hộp, mất ngủ
– Mạch môn: dưỡng âm, thanh tâm, trừ phiền
– Câu đằng: an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau
– Bối mẫu: nhuận tâm phế, thanh nhiệt, giải độc
– Đởm tinh: an thần, chống co giật
– Liên kiều: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc
– Viễn trí: an thần, ích trí. Dùng chữa hồi hộp hay sợ hãi
Ứng dụng tinh hoa của bài thuốc cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP, Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA đã sản xuất sản phẩm PQA Thanh tâm phục thần có công dụng: Hỗ trợ thanh tâm an thần, giảm lo âu, căng thẳng tinh thần. Dùng rất tốt cho người hay hồi hộp, lo lắng, dễ sợ hãi, thần trí căng thẳng, trâm cảm, cáu gắt, mất ngủ.
KẾT HỢP ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Kết hợp với Mát gan => Thanh nhiệt giải độc
Kết hợp với Bát tiên => Tư âm dưỡng huyết, tăng cường sức khỏe
Bộ sản phẩm dành cho người bị trầm cảm
Tạo lối sống tích cực, ngăn ngừa trầm cảm
1. Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày – Thói quen ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả
Tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, căng thẳng của áp lực học tập, công việc mà còn giúp cơ thể sản sinh endorphin – là một loại hormone hạnh phúc, nạp thêm nguồn năng lượng tích cực cho bạn. Chỉ cần dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập, dù là đi bộ cũng giúp tâm trạng được cải thiện rõ rệt. Từ đó, bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn, bổ sung lượng lớn nguồn năng lượng mới.
Ngoài ra, việc tập trung vào việc luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp bạn loại bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực. Lúc này, mục tiêu tập luyện và thành quả đạt được sẽ kích thích, thúc đẩy tâm trí, sự tự tin và quyền kiểm soát về cuộc sống của mình.
Tập thể dục, thể thao không chỉ cải thiện tinh thần mà còn tốt cho sức khỏe
2. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là một trong những thói quen ngăn ngừa trầm cảm. Bởi khi không có đủ lượng nước, tâm lý của bạn sẽ dễ gắt gỏng, khó chịu và lờ đờ, không thể tập trung vào học tập hay làm việc. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nước còn có thể gây nhầm lẫn với cảm giác đói bụng, tình trạng này khiến cho cơ thể bạn có nhu cầu bù đắp lượng thức ăn nhiều hơn. Điều này sẽ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe.
Lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với việc quyết định tâm lý, tinh thần của bạn. Một chế độ ăn nhiều đường, dầu mỡ, đồ đóng hộp, vỉa hè,… sẽ khiến cho tâm trạng của bạn tệ hơn, mức độ thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe, mắc các bệnh về tim mạch, thậm chí là ung thư.
Để duy trì một tinh thần thoải mái, tốt cho sức khỏe bạn cần chăm chỉ nấu ăn với nguồn nguyên liệu tươi mới, đảm bảo cơ thể đủ chất dinh dưỡng, được tiếp thêm nguồn năng lượng cho quá trình làm việc, học tập. Loại thực phẩm là chứa nhiều axit béo và axit amin thì cực tốt cho não bộ. Thành phần này có nhiều trong các nguyên liệu nấu ăn hàng ngày như cá, dầu ô liu, rau, củ và trái cây.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
3. Thiền định
Đây là một trong những cách giúp bạn tăng khả năng tập trung vào thực tại, ổn định tâm lý theo nhịp thở. Ngoài ra, thiền định còn là cách để trí não được rèn luyện, xây dựng được suy nghĩ tích cực và đẩy lùi sự tiêu cực. Khi không may có những điều tiêu cực xảy đến, thay vì né tránh và bị ảnh hưởng thì bạn sẽ cởi mở để đón nhận và có hướng xử lý thích hợp.
Thiền định là cách để tâm trí tĩnh lặng, đón nhận và xử lý mọi việc một cách tự nhiên, tạo cho não bộ và cơ thể cảm giác thoải mái, an toàn, đặc biệt có thể điều chỉnh được những suy nghĩ tiêu cực trở thành tích cực, giúp giảm thiểu tình trạng trầm cảm.
4. Ngủ đủ giấc
Tình trạng rối loạn giấc ngủ được coi là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trầm cảm. Nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay, lạm dụng quá nhiều vào các thiết bị điện tử khiến cơ thể không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, việc đào thải chất diễn ra kém hiệu quả.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến bạn phải trằn trọc cả đêm, khó ngủ, có khi bị tỉnh giữa chừng và không thể tiếp tục ngủ,… điều này sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng cho ngày hôm sau học tập, làm việc. Ngoài ra, giấc ngủ không ngon hay không đủ giấc sẽ khiến tâm trạng gắt gỏng, khó chịu.
Đối với cơ thể thực hiện chế độ ngủ nghỉ đủ 8 tiếng/ ngày, hệ miễn dịch sẽ tự chữa lành và được bảo vệ, não bộ có thời gian nghỉ ngơi và nguồn năng lượng dự trữ đáp ứng cho ngày làm việc tiếp theo. Vì vậy, mỗi người cần xây dựng một thói quen ngủ lành mạnh để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Cần thiết lập thời gian ngủ phù hợp và duy trì chế độ đó hàng ngày, điều này sẽ giúp cho chất lượng giấc ngủ của bạn được cải thiện đáng kể.
Ngủ đủ giấc tạo tinh thần thoải mái ngăn ngừa trầm cảm
5. Tăng cường giao tiếp với bạn bè
Bạn nên dành thời gian để kết nối với bạn bè của mình, nhất là đối với những người có lối sống tích cực, năng lượng dồi dào. Khi được trao đổi về lối sống lành mạnh, những điều tích cực với người khác, bạn sẽ cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình hơn, có động lực để duy trì tiếp những điều bổ ích. Góp phần tạo ra hệ miễn dịch tinh thần giúp ngăn ngừa tình trạng trầm cảm.
Nói chuyện, giao tiếp với bạn bè là một trong những cách ngăn ngừa trầm cảm
6. Tạo thói quen viết nhật ký
Viết lách được xem là cách giải phóng những cung bậc cảm xúc, suy nghĩ của bản thân rất hiệu quả. Khi tâm trạng bạn không được tốt, gặp phải những điều không hay trong cuộc sống hàng ngày, hãy viết ra những điều bản thân cảm nhận. Điều này sẽ giúp lòng mình cảm thấy nhẹ nhàng hơn, có đủ thời gian để xem lại, nhìn nhận và soi xét đúng sai, cách hành xử của bản thân đã hợp lý với hoàn cảnh hay chưa. Từ đó, rút ra được những bài học, kinh nghiệm và ngày càng cải thiện được tâm lý, thái độ của bản thân để xây dựng phong cách sống tốt hơn.
GIỚI THIỆU DƯỢC PHẨM PQA
Dược phẩm PQA – Được sản xuất trên quy trình đạt chuẩn GMP
Đã đăng ký với FDA Hoa Kỳ
Nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA
Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA
TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA
Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất hãy liên hệ ngay cho PQA để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dược phẩm phù hợp và đúng cách nhất.
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PQA
Đ/c: Thửa 99, QL10, xã Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định
Tổng đài tư vấn: 18006845
Hãy là người đầu tiên nhận xét “PQA THANH TÂM PHỤC THẦN”