Chế độ vận động cho người bị viêm đa khớp dạng thấp

VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp khiến người bị bệnh đi lại khó khăn, ảnh hưởng tới cuộc sống. Bạn thường thấy đau ở cánh tay, đầu gối, bàn chân khiến cho bạn lười đi lại và khiến cho bệnh ngày càng nặng lên. Quan điểm sai lầm cho răng cơn đau càng nặng thì bạn càng phải ít đi lại thì đó là quan điểm sai lầm. Vì thế ngoài việc dùng thuốc chữa bệnh thì bạn nên lựa chọn cho mình một chế độ vận động hợp lý sẽ làm cho bệnh viêm đa khớp dạng thấp của bạn nhanh khỏi và sẽ không tái phát trở lại nữa.

viêm đa khớp

Bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp , đau khớp gối hay các bệnh về khớp, trước khi tập bất kỳ môn vận động nào thì điều đầu tiên chúng ta cần phải khởi động trước như sau: lần lượt gập đầu sang trái, phải, ra trước, ra sau; lặp lại 4 lần. Xoay cổ tay, khuỷu tay, khớp vai, mỗi động tác 5 lần. Xoay cổ chân, đầu gối, mỗi động tác 5 lần. Vặn mình sang mỗi bên 3 lần. Đi bộ tại chỗ hoặc bước đi khoảng 2-3 phút. Nếu trong lúc tập thấy khó thở, chóng mặt, mệt hay đau thắt ngực thì ngưng bài tập ngay. Chúng tôi đã điều chỉnh cường độ các bài tập sau đây cho phù hợp với sức khỏe người Việt Nam

– Tập luyện nhẹ nhàng: Những bài tập như khiêu vũ, yoga, thái cực quyền sẽ giúp cho khớp hoạt động một cách bình thường và giảm sự căng khớp, giúp duy trì và tăng sự dẻo dai. Sau đây là một số động tác cơ bản:

+ Kéo căng cánh tay

Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai. Dùng bàn tay bên phải nhẹ nhàng kéo khuỷu tay bên trái choàng qua ngực đến vai bên phải; lực kéo mạnh dần, đếm giữ 10 giây rồi thả lỏng lại. Đổi bên. Làm 3-5 lần mỗi bên.

+ Kéo căng gối – ngực

Nằm ngửa trên nệm cứng, đan ngón tay vào nhau, kéo đầu gối bên trái co lên ép vào ngực, trong khi đầu vẫn giữ áp sát mặt nệm, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng lại. Đổi bên.

+ Kéo căng cơ đùi sau

Ngồi trên nệm, duỗi thẳng 2 chân ra trước, dùng khăn bông dài quàng vào mũi bàn chân, thẳng 2 tay, cầm khăn kéo và hơi gập phần trên thân người tới trước, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng lại. Đổi bên

– Tập aerobic: giúp kiểm soát thể trọng, cải thiện cảm xúc, giấc ngủ và sức khỏe nói chung. Những bài tập aerobic an toàn bao gồm đi bộ, thể dục nhịp điệu, thể dục dưới nước, đi xe đạp hoặc sử dụng các thiết bị như máy chạy bộ, máy đạp xe tại chỗ… Bệnh nhân viêm khớp nên thực hiện đều đặn những bài tập này khoảng 150 phút mỗi tuần, chia ra cho nhiều ngày. Việc kiểm soát trọng lượng là yếu tố rất quan trọng đối với người bị viêm khớp bởi thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên các khớp khiến các khớp dễ bị tổn thương.

– Tập mạnh: Như cử tạ làm mạnh cơ bắp, cơ có mạnh mới hỗ trợ và bảo vệ được các khớp viêm.

Chú ý trong quá trình vận động thì do các cơ do chưa vận động nhiều nên chúng ta có thể cảm thấy đau, nhưng tập luyện  kiên trì bạn sẽ quen dần và lúc đó sức khỏe sẽ được cải tiến rõ rệt. Nếu bạn bị đau thì nên áp dụng một số cách sau:

– Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng giúp làm giãn mạch và tăng lượng máu đến khớp cũng như các cơ quanh khớp, khi lượng máu đến nhiều hơn sẽ làm giảm đau. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hay tắm nóng, thực hiện tại nhà, mỗi lần khoảng 15 đến 20 phút, thực hiện 3 lần/ ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đau.

– Châm cứu: Đây là phương pháp giúp giảm đau rất hiệu quả. Các nhà nghiên cứu tin rằng kim châm cứu sẽ kích thích các sợi thần kinh cảm giác sâu, sau đó được truyền lên não và làm giãn cơ.

– Chườm lạnh: Có thể sử dụng các túi đựng nước đá chườm lên vị trí khớp bị đau có tác dụng giúp làm giảm đau và viêm, thường dừng khoảng 10 đến 15 phút mỗi lần. Chườm lạnh được chỉ định trong viêm khớp cấp tính.

– Vật lý trị liệu: Bao gồm các biện pháp như kéo giãn, massage và tẩm quất. Với các chuyên viên, những phương pháp này có thể làm giảm đau và làm tăng độ dẻo dai của cơ khớp.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256