Hậu sản sau sinh là gì ?
Theo dân gian, người ta coi hậu sản là thời kì 3 tháng sau khi sinh còn Y học hiện đại quan niệm hậu sản là giai đoạn 6 tuần (42 ngày) kể từ ngày sinh.
Sở dĩ thời gian như vậy vì khi mang thai, các cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển để thích nghi với việc có em bé. 6 tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục (ngoại trừ vú vẫn phát triển để nuôi con) dần trở lại bình thường như trước khi sinh.
Như vậy bất kì phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kì hậu sản. Tuy nhiên, việc em bé chào đời là một biến động lớn về cả thể chất lẫn tâm lý đối với người mẹ. Nên trong giai đoạn này, phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản (bệnh mắc phải trong thời kì hậu sản).
Các triệu chứng của bệnh hậu sản
1/ Đau bụng dưới sau sinh
Một tuần sau sinh, tử cung co lại bằng một nửa kích cỡ lúc thai nhi còn ở bên trong bụng mẹ. Tiếp một tuần sau đó, khi sờ vào bụng dưới, mẹ sẽ không còn nắn thấy tử cung nữa. Thông thường, quá trình co tử cung không gây cảm giác đau. Nếu phát hiện thấy bất thường hoặc đau đớn, mẹ nên đi thăm khám để kiểm tra xem liệu mình có đang bị viêm nhiễm gì không.
Đau bụng dưới sau sinh có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ, viêm đại tràng…
2/ Sốt sau sinh
Lạnh liên tục, sốt trên 38 độ C khoảng 2-3 ngày sau sinh có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm tử cung trong thời kì hậu sản. Nếu không đi thăm khám kịp thời, bệnh chuyển biến xấu, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu. Lúc này, mẹ không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt, mà cần đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được theo dõi và điều trị.
3/ Táo bón thời kỳ hậu sản
Tâm lý sợ đau vì vết mổ sau sinh, vết rạch tầng sinh môn, làm không ít mẹ thấy sợ mỗi khi đi đại tiện. Hơn nữa, chế độ ăn quá bổ dưỡng, nhiều đạm, thiếu chất xơ, cũng góp phần làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, để phòng tránh táo tón, mẹ nên tích cực uống nhiều nước, chịu khó vận động nhẹ nhàng sau sinh, ăn nhiều hoa quả, rau củ giàu chất xơ.
4/ Hiện tượng sản giật sau sinh
Đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, ù tai, co giật, cuối cùng thường hôn mê là dấu hiện của hiện tượng sản giật, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Biến chứng này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của bạn.
5/ Nhiễm trùng đường tiết niệu
Sức ép của tử cung lên bàng quang trong thai kỳ để lại di chứng mẹ bị bí tiểu sau sinh. Tiếp theo đó, nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu là rất cao với triệu chứng đái buốt, tiểu dắt nhiều lần. Để ngăn ngừa, mẹ nên chịu khó chườm nóng, massage hoặc châm cứu trị liệu vùng bụng dưới để “khai thông” dễ dàng cho đường tiểu.
6/ Hiện tượng rụng tóc sau sinh
Không có gì lạ lẫm nếu tóc bạn rụng cả nắm mỗi khi chải tóc hay gội đầu sau sinh. Tình trạng này thường chỉ có hiệu lực khoảng 1-2 tháng đầu. Lượng tóc mất đi sẽ nhanh chóng được bù lại vào khoảng 2-6 tháng sau.
7/ Bệnh trĩ thời kỳ hậu sản
Bệnh trĩ trong thai kỳ nếu không trị dứt điểm rất dễ chuyển biến xấu sau khi sinh. Trong quá trình chuyển dạ, việc dùng sức rặn đẻ sẽ làm bệnh càng trầm trọng hơn. Theo đó, trĩ sưng to khoảng 2-3 tuần sau sinh, gây cảm giác đau mỗi khi bạn muốn đi đại tiện. Nhiều mẹ bầu vì đau mà nhịn, càng nhịn lại càng làm bệnh nặng hơn.
8/ Rối loạn đường tiết niệu
Ngoài bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, sau sinh, bạn có thể còn có nguy cơ mắc phải triệu chứng tiểu không kiểm soát. Có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng này: Do thành âm đạo bị rách vì tác động của thủ thuật dùng kẹp forcep trong lúc sinh con, do cổ bàng quang bị tổn thương.
9/ Đau đầu thường xuyên
Hiện tượng đau hoặc nhức nửa đầu sau sinh thực tế khá bình thường. Sau khi sinh, do hệ quả của việc dùng thuốc tê, thuốc mê, lại do thiếu máu, huyết áp cao, mẹ rất dễ bị đau đầu, nặng đầu. Vì vậy, bạn nên chịu khó ngủ đủ, ngủ nhiều để giúp tình trạng nhanh chóng thuyên giảm.
10/ Chân tay tê mỏi, đau nhức lưng
Cảm giác phù nề, rã rời, nặng nề, nhức mỏi ở chân tay hoặc lưng thường thấy ở các mẹ sau sinh. Không phải quá lo lắng, những triệu chứng này sẽ biến mất khi cơ thể bạn dần hồi phục.
11/ Xuất huyết muộn sau sinh
Sản dịch ra sau sinh là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu khoảng 2-3 ngày hoặc muộn hơn sau đó, máu vẫn ra và có màu đỏ chứ không sẫm màu, đó có thể là dấu hiệu của xuất huyết muộn do sót nhau. Bạn cần đi thăm khám ngay để cầm máu và điều trị kịp thời.
Cách điều trị hậu sản sau sinh hiệu quả (tham khảo)
Bài thuốc “Ma hoàng căn tán” (Trong Thuốc nam thuốc Bắc và các phương thang chữa bệnh, trang 375) có công dụng Bồi bổ khí huyết, kiện tỳ, ích khí, giúp phụ nữ sau khi sinh ăn ngon, ngủ ngon, sinh khí, sinh huyết, bù đắp lượng khí huyết tiêu hao khi sinh nở, cho cơ thể khỏe mạnh, hồng hào, làm giãn nghỉ sự căng thẳng của tử cung giúp cho phụ nữ sau khi sinh hết đau đớn.
Thành phần và cơ chế tác dụng
Ma hoàng căn: Tính ấm, có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kích thích miễn dịch.
Đương quy: Bổ huyết hoạt huyết, điều kinh, thống kinh, tốt cho phụ nữ sau sinh, người bị thiếu máu xanh xao, đau đầu cơ thể gầy yếu, mệt mỏi đau lưng, chân tay đau nhức, tổn thương ứ huyết.
Hoàng kỳ: Bổ khí, thăng dương, liễm hãn, giải độc.