THÀNH PHẦN
Trong 500mg viên nang có chứa:
Nano Curcumin (Curuminoid 20%): 125mg.
350mg cao đặc tương đương với thảo mộc:
Lá khôi: 2,70g
Bồ công anh: 2,70g
Khổ sâm (Folium et Ramulus Crotonis tonkinensis): 2,16g;
Cam thảo nam: 2,16g;
Hậu phác: 1,08g
Hương phụ: 1,08g;
Uất kim: 1,08g.
Phụ liệu vừa đủ 1 viên.
CÔNG DỤNG
Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng, hỗ trợ giảm các triệu chứng ợ chua, đau thượng vị, trào ngược dạ dày do viêm loét dạ dày, tá tràng.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Người bị ợ chua, đau thượng vị, trào ngược dạ dày – thực quản do viêm loét dạ dày, tá tràng.
CÁCH DÙNG
Trẻ em từ 13-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Mỗi đợt dùng 3 tháng. nên dùng 2 – 3 đợt.
CẢNH BÁO VỀ SỨC KHỎE
Không dùng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm này.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Khối lượng viên: 500mg (+-7,5%)
BẢO QUẢN
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.
Số tiếp nhận: 7250/2021/ĐKSP
GPQC: 2949/2020/XNQC-ATTP
ĐAU THƯỢNG VỊ KÈM Ợ HƠI, Ợ CHUA, BUỒN NÔN CÓ THỂ DO BỆNH GÌ?
Đau thượng vị thường có nhiều nguyên nhân, có thể là bệnh lý tại đường tiêu hóa hay do bệnh lý ngoài đường tiêu hóa. Những thông tin về đau thượng vị dưới đây sẽ cung cấp một vài hiểu biết cần thiết về vấn đề này, giúp định hướng giải quyết khó chịu cho chính mình và người thân.
Đau thượng vị là gì?
Giới hạn của vùng thượng vị ở trên là phía dưới mũi xương ức ở dưới là vùng quanh rốn và hai bên là hai mạn sườn.
Đau thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp, có khi chỉ là cơn đau đơn thuần nhưng cũng có loại đau thượng vị kết hợp với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên, không chỉ các triệu chứng trên đường tiêu hóa, đau thượng vị cũng có thể đi kèm với các triệu chứng của tim mạch như khó thở, nặng ngực, phù chân, ho khan. Chính vì thế, nguyên nhân của đau thượng vị rất đa dạng và khó xác định, tùy vào các triệu chứng kèm theo và tiền căn của bệnh nhân mới xác định được nguyên nhân nào là chủ yếu.
Những bệnh nào có thể gây đau thượng vị?
Tùy vào đặc tính của cơn đau, vị trí đau, hướng lan, diễn tiến, các biểu hiện khác đi kèm và khả năng đáp ứng với thuốc mà có thể phần nào xác định được các bệnh lý gây ra cơn đau thượng vị.
Đau dạ dày
Thường gặp nhất là đau dạ dày nói riêng, các bệnh lý tiêu hóa nói chung. Lúc này, đau thượng vị có tính chất liên quan đến bữa ăn, đau sẽ khởi phát và tăng lên khi đói hay sau khi ăn no. Những người đau kiểu này thường có thói quen bỏ bữa, ăn uống không điều độ, chế độ ăn nhiều chất chua, cay cũng như thường xuyên uống rượu bia, thuốc giảm đau hay gặp căng thẳng, lo lắng. Ngoài cảm giác đau quằn quại tại vùng dưới xương ức, họ có kèm theo ợ hơi, ợ chua, cảm giác buồn nôn, nôn ói hay cồn cào, khó chịu.
Khi bệnh nhân đã bị viêm loét dạ dày (tiền môn vị), và hành tá tràng mạn tính có thể dẫn đến biến chứng hẹp môn vị thì cơn đau âm ỉ thường xuất hiện sau ăn, làm người bệnh cảm giác ăn không đói, khó tiêu, từ đó thêm chứng ăn kém, chán ăn. Cơn đau chỉ thuyên giảm nếu bệnh nhân nôn ra được thức ăn cũ hay sẽ kéo dài, gây khó chịu, làm cho người bệnh cáu gắt, bộ mặt lúc nào cũng chán nản, bi quan.
Thủng dạ dày
Một biến chứng khác của loét dạ dày là thủng dạ dày: đau thượng vị như có dao đâm, bụng trở nên cứng như gỗ. Người bệnh phải nằm co chân hay ngồi cúi khom lưng. Nếu thủng vào mạch máu, làm mất máu, có thể sốc và tử vong nếu không phẫu thuật kịp thời.
Các bệnh lý của gan – mật
– Cơn đau quặn mật: Đau cơn hạ sườn phải, hoặc thượng vị lan lên vai hoặc xuyên ra sau lưng, có thể kèm nôn.
– Viêm túi mật cấp hay viêm đường mật: Sốt, đau, vàng da…
– Áp xe gan: Sốt, đau, gan có thể to, rung gan, ấn kẽ sườn đau, có thể nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn…
Viêm tụy cấp
Đau liên tục, dữ dội vùng thượng vị kèm nôn, chướng bụng, có thể có sốt.
Viêm tụy mạn
Đau kéo dài âm ỉ, bệnh nhân biểu hiện hội chứng kém hấp thu, suy dinh dưỡng.
Bệnh lý tiêu hóa khác
– Ngộ độc thức ăn: đau thượng vị khởi phát đột ngột, giảm đau sau nôn hay đại tiện, buồn nôn, nôn, bụng chướng, kèm tiêu chảy. Tiền sử ăn uống trước đó.
– Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn: Đau thượng vị lan ra khắp bụng, kèm sốt cao, đại tiện lỏng lẫn máu, nhầy, có thể gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
– Viêm ruột thừa: có thể trước tiên là đau thượng vị kèm sốt nhẹ trước khi di chuyển xuống hố chậu phải. Đây cũng là một chẩn đoán rất hay bị bỏ sót.
Bệnh lý ngoài đường tiêu hóa
Bên cạnh đó, các tạng phía trên ổ bụng cũng gây đau thượng vị như tim, phổi, màng phổi, trung thất, động mạch chủ và cả cơ hoành, lớp cơ ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng. Những bệnh nhân suy tim nặng, làm gan sưng to, ứ huyết cũng khiến đau căng tức vùng thượng vị. Những bệnh nhân nhồi máu cơ tim vùng sau dưới sẽ biểu hiện là đau thượng vị kèm khó thở, có khi ngất xỉu thay vì thông thường là vùng ngực trái. Nếu người bệnh bị viêm phổi thùy dưới, áp-xe phổi, viêm màng phổi vùng hoành, viêm hay áp-xe trung thất, cơ hoành cũng sẽ biểu hiện bằng đau thượng vị…
Tuy nhiên, với những cơn đau do các tạng khác rất dễ bị bỏ sót, dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh nhân có triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn đi kèm vì nhầm lẫn với đau do bệnh lý tiêu hóa. Thậm chí, khi bị tổn thương tại các tạng lân cận, phản ứng viêm nhiễm, đường dẫn truyền thần kinh kích thích đau cũng khiến cho bệnh nhân biểu hiện triệu chứng tiêu hóa tương tự.
Làm gì khi bị đau thượng vị?
Chính vì nguyên nhân gây đau vùng thượng vị rất đa dạng và phong phú mà ngay cả bác sĩ cũng phải hỏi bệnh, thăm khám, kết hợp nhiều yếu tố, cần đến cận lâm sàng mới chẩn đoán đúng bệnh thì không nên chủ quan được. Bởi lẽ, có những bệnh lý có thể lành tính, lặp đi lặp lại thường xuyên nhưng cũng có những bệnh lý cấp tính cần can thiệp, nếu để muộn sẽ có nguy cơ đe dọa tính mạng.
Theo đó, người bệnh nên đến để được bác sĩ thăm khám, nhất là các trường hợp cơn đau mới xuất hiện lần đầu hoặc mức độ đau dữ dội hoặc kèm theo nóng sốt, khó thở, ngất xỉu. Nếu chẩn đoán vẫn đang nghi ngờ hay cần xác chẩn những bệnh lý nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm, hình ảnh học phù hợp, từ đó giúp xác định nguyên nhân và định hướng điều trị.
Các cách phòng chống đau thượng vị?
Dù đau vùng thượng vị có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên tắc điều trị chung nhất vẫn là phải tuân thủ theo chỉ định và điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng điều độ, đúng cữ, ăn chín uống sôi, hạn chế thức ăn cay nóng cũng như bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia. Những việc này nếu được tuân thủ tốt sẽ phát huy tính hiệu quả rất cao đối với những nguyên nhân đau thượng vị là nhóm bệnh lý tiêu hóa.
Mặt khác, một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục và tạo cho mình một lối sống lạc quan, giảm lo âu, giảm căng thẳng không chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng đau thượng vị và còn tốt cho sức khỏe tim mạch, sức khỏe tổng quát nói chung.
Đau thượng vị nên kiêng gì?
Để những cơn đau không thường xuyên tái phát, người bệnh cần xác định xem đau thượng vị nên kiêng ăn gì. Những thực phẩm mà người bị đau thượng vị nên tránh các loại thức ăn kích thích tiết axit dạ dày.
Như đã đề cập trước đó, đau thượng vị có thể do dịch vị tiết ra quá mức. Do đó, nếu tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm làm tăng tiết axit dạ dày thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn, tần suất xuất hiện của các cơn đau ngày càng dày đặc hơn, như là:
- Thực phẩm đã qua chế biến, khó tiêu như xúc xích, lạp xưởng, mực khô, giăm bông,…
- Thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Trái cây chua.
- Rượu bia, chất kích thích.
Cà phê, trà mạnh, thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác là những thực phẩm người bị đau thượng vị không nên sử dụng nếu không muốn bị đau thường xuyên. Nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, các chất kích thích có tác dụng ức chế quá trình sản sinh màng nhầy bảo vệ, gây kích thích điều hòa axit dịch vị, viêm nhiễm, khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác nóng rát vùng ngực và đau bụng trên.
Không những vậy, chúng còn là tác nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh các chất kích thích, người bệnh cũng nên tránh những đồ ăn cay, đồ chiên rán khó tiêu để cải thiện tình trạng bệnh.
Chế độ sinh hoạt cho người bị đau thượng vị
Để có thể cải thiện tình trạng đau thượng vị và ngăn ngừa tái phát. Người bệnh nên lưu ý một số điều sau đây:
- Không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no vì như vậy có thể gây áp lực cho dạ dày và tăng tiết dịch vị gây ra hiện tượng trào ngược, ợ chua, đau vùng thượng vị. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn thành 6 – 8 bữa/ngày để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn và trung hòa axit trong dạ dày.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Trong quá trình chế biến, cần sơ chế cẩn thận và cắt thành từng miếng nhỏ để hạn chế dung nạp những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Ăn các món hấp, om, luộc giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Không nằm hoặc vận động mạnh sau bữa ăn.
- Tránh cảm xúc căng thẳng, stress. Căng thẳng kéo dài có thể khiến các triệu chứng viêm dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
- Tuân thủ kế hoạch điều trị của chuyên gia và bác sĩ. Nhất định tránh xa những thực phẩm không tốt cho dạ dày, vì chúng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh mà còn làm giảm tác dụng của thuốc.
GIẢI THƯỞNG CHỨNG NHẬN THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐẠT CHUẨN GMP-WHO THƯƠNG HIỆU SỐ 1 VIỆT NAM
GIẢI THƯỞNG LÊ HỮU TRÁC
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG – SẢN PHẨM THUỐC PQA HEN SUYỄN
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG VÀNG
CHỨNG NHẬN THƯƠNG HIỆU VÀNG
THƯƠNG HIỆU ĐÔNG Y GIA TRUYỀN NỔI TIẾNG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
GIỚI THIỆU DƯỢC PHẨM PQA
Hội đồng chuyên gia PQA
Trung tâm nghiên cứu thuốc YHCT – PQA
Nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA
Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA
Kho bảo quản đạt chuẩn GSP
Văn phòng kinh doanh dược phẩm PQA
TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nonal Dạ Dày 60 viên”