THÀNH PHẦN
Trong 1 gói 5g chứa 1g cao đặc (tỉ lệ 1:5) tương đương với thảo mộc:
Sinh địa (Rehmannia glutinosa): 1313mg
Mạch môn (Ophiopogon japonicus): 1100mg
Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis): 1100mg
Đại hoàng (Rheum palmatum): 523mg
Sơn tra (Crataegus pinnatifida): 488mg
Đại phúc bì (Pericarpium arecae): 238mg
Phan tả diệp (Cassia angustifolia): 238mg
Phụ liệu: Vừa đủ 1 gói 5g
CÔNG DỤNG
Hỗ trợ nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Người lớn bị táo bón hoặc có nguy cơ bị táo bón.
CÁCH DÙNG
Ngày uống 1 – 3 lần. Uống sau khi ăn.
Trẻ em từ 13-15 tuổi: Mỗi lần uống 1/2 – 1 gói.
Người lớn: Mỗi lần uống 1 – 2 gói.
Uống liên tục 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
- Sản phẩm này không có saccarose (đường kính).
- Có lắng cao thảo dược, pha với nước sôi khuấy đều trước khi uống.
- Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ dược thảo thiên nhiên, do đó màu sắc, mùi vị, đậm đặc có thể thay đổi mà vẫn đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả sự dụng tốt.
Cảnh báo về sức khỏe
Không dùng cho các trường hợp: Người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và phụ nữ có thai.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
BẢO QUẢN
Nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.
HẠN SỬ DỤNG
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
SĐK: 7656/2023/ĐKSP
GPQC: 176/2024/XNQC-ATTP
SẢN PHẨM ĐƯỢC CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM-BỘ Y TẾ CẤP GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CÓ TRONG DƯỢC LIỆU
CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM PQA NHUẬN TRƯỜNG
TÁO BÓN LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
Táo bón là gì?
Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi phân không đều, phân khó đi kèm với cảm giác đau và cứng. Táo bón cấp tính có thể gây tắc ruột, thậm chí có thể phải phẫu thuật. Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về táo bón khác nhau, nhưng thông thường ở người lớn, là việc không đi đại tiện quá 3 ngày; ở trẻ em, một tuần không thể đi đại tiện 3 lần thì được coi là táo bón.
Nguyên nhân bệnh Táo bón
Nhiều yếu tố có thể góp phần gây táo bón trẻ em, bao gồm:
- Nhịn đi đại tiện: Do trẻ không để ý đến nhu cầu của cơ thể khi muốn đi vệ sinh do mải chơi hoặc một số trẻ không muốn đi vệ sinh công cộng và chờ đến khi về nhà để đi.
- Trẻ sợ đi đại tiện do khối phân lớn trong đại tràng gây đau khi trẻ phải rặn.
- Vấn đề tập luyện đi đại tiện (Toilet training): Một số phụ huynh tập luyện đi đại tiện cho trẻ quá sớm dẫn tới trẻ cáu gắt và giữ phân, không muốn đi vệ sinh. Từ việc tập luyện giống như một cuộc chiến với trẻ, trẻ sẽ bỏ qua những kích thích muốn đi đại tiện và theo thời gian nó sẽ trở thành thói quen không tốt của trẻ.
- Thay đổi chế độ ăn uống. Không đủ trái cây và rau quả giàu chất xơ hoặc chất lỏng trong chế độ ăn của trẻ có thể gây táo bón. Một trong những thời điểm phổ biến khiến trẻ bị táo bón là khi chuyển từ chế độ ăn toàn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ ăn dặm.
- Thay đổi thói quen. Mọi thay đổi trong thói quen của trẻ – như đi du lịch, thời tiết nóng hoặc căng thẳng – có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột. Trẻ em có nhiều khả năng bị táo bón ở thời gian bắt đầu đi học.
- Thuốc. Một số thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc khác có thể góp phần gây táo bón.
- Dị ứng sữa bò. Dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phô mai và sữa bò) đôi khi cũng dẫn đến táo bón.
- Tiền sử gia đình. Trẻ em có thành viên gia đình bị táo bón có nhiều khả năng bị táo bón. Điều này có thể là do các yếu tố di truyền hoặc sống chung với nhau.
Triệu chứng bệnh Táo bón
- Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần
- Phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài
- Phân có đường kính lớn có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh
- Đau khi đi đại tiện
- Đau bụng
- Máu trên bề mặt phân cứng
- Nếu trẻ sợ rằng việc đi đại tiện sẽ bị tổn thương và đau thì bé tránh không đi đại tiện. Phụ huynh có thể nhận thấy trẻ bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc mặt tỏ vẻ khó chịu khi cố gắng giữ phân.
Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng hoặc báo hiệu có tình trạng bệnh lý khác tiềm ẩn. Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo:
- Sốt
- Nôn
- Máu trong phân
- Chướng bụng
- Giảm cân
- Vết nứt hậu môn
- Sa trực tràng
Đối tượng nguy cơ bệnh Táo bón
Táo bón xảy ra ở những trẻ em có yếu tố sau đây cao hơn so với những trẻ không có:
- Ít vận động
- Ăn không đủ hoặc rất ít chất xơ
- Uống không đủ nước
- Dùng một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc chống trầm cảm
- Có bệnh ảnh hưởng đến hậu môn hoặc trực tràng
- Có tiền sử gia đình bị táo bón
Phòng ngừa bệnh Táo bón
Để giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ, các phụ huynh cần lưu ý:
- Cung cấp đầy đủ thực phẩm giàu chất xơ. Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì. Nếu trẻ không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ, hãy bắt đầu bằng cách thêm vài gram chất xơ mỗi ngày để ngăn ngừa khí trong dạ dày nhiều và đầy hơi.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
- Thúc đẩy hoạt động thể chất. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp kích thích hoạt động ruột hiệu quả.
- Tạo thói quen đi vệ sinh. Thiết lập thời gian cố định sau bữa ăn để trẻ đi vệ sinh hằng ngày. Nếu cần thiết có thể phụ huynh dành riêng bệ vệ sinh cho trẻ để trẻ có thể thoải mái khi đi vệ sinh.
- Nhắc nhở trẻ chú ý đến dấu hiệu muốn đi vệ sinh. Một số trẻ vì quá mải chơi nên không để ý hoặc do muốn chơi thêm mà không muốn đi vệ sinh. Nếu thói quen này trong một thời gian dài cũng gây là tình trạng táo bón.
- Xem lại thuốc. Nếu như trẻ đang dùng một số loại thuốc gây táo bón, hãy hỏi bác sĩ xem có các lựa chọn khác về thuốc hay không.
Các thực phẩm làm mềm phân cho người táo bón
Khi bị táo bón người bệnh thường khó đi do phân rắn. Vì vậy, bệnh nhân thường tìm cách làm mềm phân tức thì. Một số loại thực phẩm làm mềm phân bao gồm:
- Quả bơ: là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho bệnh nhân bị táo bón.
- Bắp cải: Đây là thực phẩm làm sạch hệ tiêu hóa giúp loại bỏ những độc tố từ đường tiêu hóa. Bắp cải cũng là một trong những thực phẩm làm mềm phân, bổ sung chúng trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp trị táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể chế biến dưa bắp cải muối giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh.
- Các loại quả mọng: như quả việt quất, mâm xôi, dâu tây đều là những loại quả mọng nước rất hữu ích trong trị chứng táo bón vì rất giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và chứa rất ít calo. Sử dụng các loại quả này làm món tráng miệng, salad hoặc ăn nhẹ vào ban đêm.
- Nước chanh pha mật ong: uống nước chanh pha mật ong vào sáng sớm vừa hỗ trợ làm sạch ruột, đồng thời sẽ giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần pha một thìa cà phê nước cốt chanh vào ly nước ấm thêm vài giọt mật ong, sau đó uống ngay khi vừa ngủ dậy để giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Bánh mỳ ngũ cốc: Bạn nên ăn bánh mỳ ngũ cốc nguyên cám thay vì ăn bánh mì thường. Do trong bánh mỳ ngũ cốc nguyên cám có chứa rất ít chất béo nhưng giàu chất xơ và carbohydrate phức hợp giúp làm giảm chứng táo bón.
- Chuối: ăn chuối cũng chính là một trong những cách làm mềm phân táo bón.
- Táo: là một loại trái cây rất tốt, được khuyến khích cho phụ nữ có thai sử dụng, bởi vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết như acid malic, chất xơ và tannin. Nhiều phụ nữ có thai không muốn tăng cân quá nhiều trong thời gian thai kỳ thì loại quả này là một thực phẩm lý tưởng hàng ngày. Táo làm cho mẹ bầu không bị tăng cân quá mức, đồng thời giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Loại trái cây này cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt là táo bón và tiêu chảy.
- Súp lơ: súp lơ có chứa rất nhiều chất xơ, giúp giảm bớt gánh nặng bên trong hệ tiêu hóa. Bởi vì một lượng nhỏ cellulose mềm dễ tiêu hóa có chứa trong súp lơ. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm nhận được lượng cholesterol trong cơ thể sẽ giảm đáng kể sau khi sử dụng thường xuyên nước ép súp lơ.
- Nước: là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, đặc biệt khi bị táo bón. Nước giúp hỗ trợ nhu động ruột, làm mềm phân và giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Do đó, việc bạn uống không đủ nước chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón. Hãy duy trì uống đủ nước 2 lít mỗi ngày để phòng ngừa táo bón.
GIẢI THƯỞNG CHỨNG NHẬN THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐẠT CHUẨN GMP-WHO THƯƠNG HIỆU SỐ 1 VIỆT NAM
GIẢI THƯỞNG LÊ HỮU TRÁC
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG – SẢN PHẨM THUỐC PQA HEN SUYỄN
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG VÀNG
CHỨNG NHẬN THƯƠNG HIỆU VÀNG
THƯƠNG HIỆU ĐÔNG Y GIA TRUYỀN NỔI TIẾNG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
GIỚI THIỆU DƯỢC PHẨM PQA
Hội đồng chuyên gia PQA
Trung tâm nghiên cứu thuốc YHCT – PQA
Nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA
Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA
Kho bảo quản đạt chuẩn GSP
Văn phòng kinh doanh dược phẩm PQA
TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA
Hãy là người đầu tiên nhận xét “PQA Nhuận Trường”