THÔNG TIN PQA TAM HOÀNG THANH NHIỆT
PQA Tam Hoàng Thanh Nhiệt là dược phẩm thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc, giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ giảm triệu chứng nhiệt miệng dùng cho người bị nhiệt miệng, sưng đau.
Thành phần
Trong 100ml PQA tam hoàng thanh nhiệt chứa 50g cao lỏng hỗn hợp thảo mộc thô tương đương:
Thạch cao sống 17,28g
Sinh địa: 6,88g
Chi tử: 5,2g
Hoàng liên: 3,44g
Hoàng cầm: 3,44g
Hoàng bá: 3,44g
Mạch môn: 3,44g
Tri mẫu: 3,44g
Ngưu tất: 3,44g
Phụ liệu vừa đủ 100ml.
Công dụng:
Giúp thanh nhiệt, giải độc, giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ giảm triệu chứng nhiệt miệng.
Đối tượng dùng
Dùng cho người bị nhiệt miệng, sưng đau.
Cách dùng
Ngày uống 3 lần
Trẻ em <2 tuổi: Tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: Mỗi lần uống 5ml.
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 10ml.
Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 15ml.
Người lớn: Mỗi lần uống 20ml.
Mỗi đợt dùng 3 tháng.
Nên dùng 2 – 3 đợt.
Sản phẩm này không có Saccarose (đường kính), có thể dùng cho người bị tiêu đường.
Lưu ý:
– Có lắng cao, nên lắc đều uống hết.
– Không dùng quá 4 tuần sau lần mở nắp đầu tiên.
– Không dùng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.
Hạn sử dụng
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn chính thức của sản phẩm.
Chú ý:
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số đăng ký: 2708/2019/ĐKSP
Số XNQC: 01495/2019/ATTP-XNQC
SẢN PHẨM ĐƯỢC CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM-BỘ Y TẾ CẤP GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO
SẢN PHẨM ĐẠT CHUẨN GMP, GLP VÀ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ VỚI FDA HOA KỲ
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CÓ TRONG DƯỢC LIỆU
CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM PQA TAM HOÀNG THANH NHIỆT
NHIỆT MIỆNG: NGUYÊN NHÂN, CÁCH KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA
Nhiệt miệng là dạng tổn thương niêm mạc miệng, đa phần không nguy hiểm, dễ chữa trị nhưng hay tái phát nếu không xử lý nguyên nhân triệt để, gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Để khắc phục và phòng ngừa, cần hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này.
Nhiệt miệng do nguyên nhân nào?
Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các vết loét trong môi trường miệng và nước bọt. Nhiệt miệng gây nhiều đau đớn, khó chịu, khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống và dài ngày.
Nhìn bên ngoài, nhiệt miệng là những đốm trắng nhỏ, hơi nổi lên trong niêm mạc miệng. Tuy nhiên sau đó vết loét có thể lan rộng tạo thành ổ kéo dài. Hầu hết mọi người bị nhiệt miệng với những vết loét nông, kích thước từ 1 – 2 mm thường tập trung ở vùng lợi, má trong hoặc lưỡi.
Cần từ 5 – 7 ngày để các vết loét giảm viêm nhiễm và sưng đỏ, khi đó người bệnh cũng hết đau đớn và tổn thương niêm mạc miệng cũng dần hồi phục. Song vẫn có trường hợp nhiệt miệng kéo dài và hình thành nhiều vết loét, người bệnh cần điều trị và giảm đau cũng như hồi phục vết loét miệng.
Có nhiều quan điểm liên quan đến nguyên nhân gây ra nhiệt miệng do tình trạng này phổ biến với tất cả mọi người. Những cách điều trị hiện nay dùng thuốc hoặc dùng thảo dược thiên nhiên có tác dụng nhanh làm lành vết loét, giảm thời gian viêm sưng, giảm đau và ngăn ngừa tái phát.
Theo quan điểm dân gian, nhiệt miệng hình thành là do nhiệt độc ở tỳ, vị hoặc thấp nhiệt. Vì thế nhiều người thường nói nóng trong người sẽ gây ra nhiệt miệng, đỏ lưỡi, khô miệng,… Tình trạng này thường gặp khi cơ thể ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, chất béo, thay đổi nội tiết tố hoặc tích tụ nhiệt độc lâu ngày.
Theo y học hiện đại, nguyên nhân chính xác dẫn đến nhiệt miệng chưa được xác định cụ thể. Một số nguyên nhân được cho là dẫn đến nhiệt miệng như tổn thương có sẵn ở miệng kết hợp với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,.. Ngoài ra, nhiệt miệng cũng liên quan đến một số yếu tố như thay đổi nội tiết tố, thiếu hụt chất dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm,…
Cách khắc phục nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải là bệnh lý nặng mà thường xuất hiện khi có sự thay đổi trong cơ thể, vì thế điều trị cũng khá đơn giản. Có hai phương pháp khắc phục nhiệt miệng thường được áp dụng là dùng thuốc bôi và thuốc uống.
Hầu hết trường hợp nhiệt miệng nhẹ, chỉ gây đau đớn và khó khăn cho việc ăn uống, ít gây sưng đau và không có dấu hiệu lan rộng, xuất hiện nhiều thì nên dùng các loại thuốc bôi. Gel bôi chữa nhiệt miệng có thành phần thuốc giảm đau, chống viêm và hình thành lớp màng bảo vệ viêm loét nhiệt miệng. Vì thế người bệnh có thể giảm đau đớn, ăn uống dễ dàng hơn và giảm thời gian mắc bệnh.
Nếu nhiệt miệng nặng với các vết viêm loét lớn, số lượng nhiều sẽ cần điều trị với thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Nhiệt miệng có thể là biểu hiện của những bệnh lý khác, do đó nếu thấy nhiệt miệng kéo dài hơn 14 ngày kèm với các dấu hiệu bất thường của cơ thể thì người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ.
Ngoài điều trị bằng thuốc, bạn có thể giảm đau đớn, sưng viêm do nhiệt miệng bằng cách:
-
Dùng thuốc súc miệng có chứa carbocain hay Steroid dexamethasone có tác dụng giảm đau, kháng viêm, sử dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lần cho đến khi kiểm soát được bệnh. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh dùng lâu dài và duy trì vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
-
Chườm đá lạnh vào vết nhiệt miệng để giảm sưng đau.
-
Dùng trà túi lọc đắp lên vết loét nhiệt miệng để giảm sưng đau để các hoạt chất azulene hay Levomenol hoạt động chữa lành tổn thương viêm loét miệng.
-
Dùng mật ong đắp lên vết viêm loét miệng để làm dịu tổn thương, giảm sưng đau, đặc biệt là trẻ nhỏ với vị ngọt sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn. Trong mật ong chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm nên rất hiệu quả với những vết nhiệt miệng.
Hầu hết đều có thể khắc phục nhiệt miệng bằng những cách trên, chỉ khi nhiệt miệng do bệnh lý sẽ kéo dài và khó chữa trị hơn. Khi đó, người bệnh cần đi khám để tìm nguyên nhân bệnh lý chính xác, từ đó điều trị hiệu quả hơn.
Làm gì để phòng ngừa nhiệt miệng tái phát?
Nhiệt miệng không khó để điều trị nhưng bệnh rất dễ tái phát nếu không loại bỏ được hoàn toàn nguyên nhân. Thực tế, có thể ngăn ngừa nhiệt miệng bằng những biện pháp rất đơn giản, thay đổi thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh hơn.
-
Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm gây kích thích và tổn thương niêm mạc miệng như: hoa quả chứa nhiều acid, thức ăn quá cay, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm cứng.
-
Bổ sung các thực phẩm lành mạnh, giàu Vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây có tính hàn, ngũ cốc,…
-
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng thói quen đánh răng sau bữa ăn, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng hàng ngày. Nếu bàn chải bạn đang dùng bị cứng, gây tổn thương niêm mạc miệng hoặc thậm chí chảy máu chân răng thì nên thay thế bằng bàn chải có lông mềm hơn.
-
Sử dụng nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate để làm sạch răng miệng cũng như ngăn ngừa loét nhiệt miệng.
-
Kiểm soát căng thẳng bằng các bài tập thiền, yoga, cố gắn tĩnh tâm.
Với những biện pháp trên, bạn có thể ngăn ngừa hiệu quả nhiệt miệng thông thường cũng như giảm thời gian diễn biến bệnh. Nếu nhiệt miệng không có dấu hiệu cải thiện, hơn nữa còn gây viêm nặng, kéo dài kèm theo triệu chứng toàn thân khác thì cần đi khám bác sĩ. Nhiệt miệng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phức tạp cần điều trị mới có thể ngăn ngừa, cải thiện nhiệt miệng.
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiệt miệng
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiệt miệng
Chế độ sinh hoạt:
Giữ vệ sinh răng miệng, vòm họng thường xuyên.
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng:
Dùng những thực phẩm ít gây kích ứng.
Hạn chế dùng thực phẩm cay, nóng.
Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước lọc.
Phương pháp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Có chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh.
Giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Tránh căng thẳng quá mức.
GIẢI THƯỞNG CHỨNG NHẬN THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐẠT CHUẨN GMP-WHO THƯƠNG HIỆU SỐ 1 VIỆT NAM
GIẢI THƯỞNG LÊ HỮU TRÁC
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG – SẢN PHẨM THUỐC PQA HEN SUYỄN
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG VÀNG
CHỨNG NHẬN THƯƠNG HIỆU VÀNG
THƯƠNG HIỆU ĐÔNG Y GIA TRUYỀN NỔI TIẾNG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
GIỚI THIỆU DƯỢC PHẨM PQA
Hội đồng chuyên gia PQA
Trung tâm nghiên cứu thuốc YHCT – PQA
Nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA
Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA
Kho bảo quản đạt chuẩn GSP
Văn phòng kinh doanh dược phẩm PQA
TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA
Hãy là người đầu tiên nhận xét “PQA Tam Hoàng Thanh Nhiệt”