Bệnh bạch hầu: Những nguy hiểm tiềm ẩn và cách điều trị

bệnh bạch hầu

Tiếp nối những thông tin về bệnh bạch hầu trong bài viết trước, bài viết hôm nay sẽ đi sâu vào phân tích biến chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này.

Biến chứng bệnh bạch hầu 

Sau 2 – 5 ngày ủ bệnh, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, mệt mỏi, nổi hạch ở cổ. Do đó, giai đoạn đầu này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đau họng thông thường.
Khi bệnh bạch hầu tiến triển, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng nặng hơn, bao gồm:
– Khó nuốt, khó thở
– Da xanh, nhịp tim rối loạn, liệt thần kinh
Các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu:
– Viêm cơ tim: Có thể xảy ra trong hoặc sau khi bệnh, khiến tiên lượng xấu và tỷ lệ tử vong cao.
– Viêm dây thần kinh: Thường ảnh hưởng đến vận động, có thể hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng khác.
– Viêm phổi, suy hô hấp do liệt cơ hoành.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các biến chứng sau:

  • Viêm kết mạc mắt.
  • Suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở (thường gặp ở trẻ em).
  • Bệnh bạch hầu có thể dẫn đến tử vong trong vòng 6 – 10 ngày nếu không được điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong dao động từ 5% đến 10%.

bệnh bạch hầu

Cách chữa bạch hầu 

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Quy trình điều trị bệnh bạch hầu bao gồm các bước sau:

1. Cách ly bệnh nhân

Cách ly ngay lập tức người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để ngăn ngừa lây lan cho người khác.

2. Điều trị bằng huyết thanh kháng độc tố

  • Tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD) càng sớm càng tốt để trung hòa độc tố trong máu.
  • Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh (không phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng)

3. Điều trị bằng kháng sinh

Sử dụng các loại kháng sinh như Penicillin G, Erythromycin, Azithromycin để tiêu diệt vi khuẩn bạch hầu. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
4. Điều trị hỗ trợ
– Hỗ trợ đường thở: Thở oxy, đặt nội khí quản, thở máy nếu cần thiết.
– Hỗ trợ hệ tuần hoàn: Bù dịch, điện giải, sử dụng thuốc trợ tim mạch nếu cần thiết.
– Hỗ trợ chức năng thận: Lọc máu nếu cần thiết.
– Dùng corticoid nếu có phù nề nhiều.
Ngoài ra, người mắc bệnh bạch hầu sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống do đau cổ họng, khó nuốt, ăn không ngon. Vì vậy, có thể áp dụng phương pháp truyền chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc qua đường tiêu hóa để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Cách phòng ngừa bạch hầu 

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó, nắm rõ các biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những chia sẻ hữu ích dành cho bạn:

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi

  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh để giảm đau họng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng: thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây…
  • Uống đủ nước.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc
  • Hạn chế hoạt động thể chất nặng
  • Giữ môi trường thoáng mát, yên tĩnh.

Theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm

Một số dấu hiệu nguy hiểm cần có sự can thiệp y tế kịp thời:
– Khó thở và tắc nghẽn đường thở
– Nhịp tim bất thường, đau ngực, hạ huyết áp
– Yếu cơ, khó nuốt, lú lẫn, lơ mơ, hoặc mất ý thức
– Dấu hiệu nhiễm trùng nặng và sốc nhiễm trùng
– Suy thận và các triệu chứng liên quan
– Da và mắt chuyển sang màu vàng, dấu hiệu của suy gan, phát ban hoặc chảy máu
– Mất nước và mất cân bằng điện giải

Phòng ngừa lây nhiễm cho người chăm sóc hay người thân

Để bảo vệ bản thân và cộng đồng, người chăm sóc hoặc người thân của bệnh nhân bạch hầu cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Tiêm phòng đầy đủ
  • Sử dụng đồ bảo hộ: Khẩu trang y tế, găng tay và áo choàng bảo hộ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Rửa tay thường xuyên
  • Trong một số trường hợp, người chăm sóc có thể được khuyến nghị sử dụng kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Bệnh bạch hầu tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được quan tâm đúng mức. Việc tiêm vắc-xin đầy đủ, thực hành vệ sinh cá nhân tốt và cách ly người bệnh là những biện pháp thiết yếu để góp phần đẩy lùi căn bệnh này. 
Nguồn: https://vnvc.vn/cach-dieu-tri-benh-bach-hau/

 

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256