CÂY KHỔ SÂM
Giải thích tên gọi khổ sâm
Khổ sâm là loại rễ cây khổ sâm thuộc nhóm thực vật họ đậu. Lá có hình trụ tròn, dài 10 – 30cm, đường kính 1 – 2,4cm. Bề mặt có vân dọc và lỗ trên vỏ nhìn thấy rõ và hơi cuộn ngược lại, kéo dài theo chiêu ngang.
Khổ sâm vị đắng, tính hàn. Chủ trị tà khí tích tụ trong dạ dày, dẫn đến các triệu chứng: Tức ngực, khó thở, đồng thời còn có thể tiêu trừ các khối u, bệnh hoàng đản, tiểu dắt; hơn nữa còn có thể lợi thủy, tiêu sưng, bổ ích trung khí, cải thiện thị lực.
Khổ sâm còn gọi là thủy hòe, khổ cốt, quy về tâm kinh, can kinh, vị kinh, đại tràng kinh và bàng quang kinh, có thể trừ hỏa ở tâm vị, tiêu thấp nhiệt ở bàng quang, có công hiệu thanh nhiệt táo thấp, sát trùng lợi tiểu. Khổ sâm vị đắng, tính hàn; vị đắng có thể táo thấp, tính hàn có thể thanh nhiệt, cho nên đây là một vị thuốc tốt có tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Thấp nhiệt là nguồn gốc của mọi căn bệnh: Thấp nhiệt tích tụ ở trung tiêu dẫn đến khí trệ huyết ứ, sinh ra chứng khí tích tụ trong tim và bụng dưới, thời gian dài kết khí không khỏi sẽ dẫn đến huyết ứ trệ, từ đó, xuất hiện khối kết rắn. Thấp nhiệt tích tụ ồ hạ tiêu dẫn đến tiểu tiện khó, xuất hiện triệu chứng tiểu dắt. Thấp nhiệt tích tụ ở thượng tiêu dẫn đến các bệnh về mắt và bệnh hoàng đản. Nếu thấp nhiệt ứ trệ trên da sẽ gây ra chứng mụn nhọt độc. Thấp nhiệt còn là môi trường sinh sống của các loài ký sinh trùng. Khổ sâm chuyên trị thấp nhiệt, cho nên nó có thể tiêu trừ trị bệnh hoàng đản, thông lợi tiểu tiện, tiêu tan mụn nhọt, phù thũng ứ huyết, từ đó làm cho khí huyết lưu thông, thân thể nhanh nhẹn. Khổ sâm mặc dù được gọi là sâm nhưng nó lại có công hiệu tương phản với các loại sâm khác, chuyên dùng tiết tháo mà không phải bổ.
Trong lâm sàng hiện đại, khô sâm được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh hoàng đản do thấp nhiệt (viêm gan virus cấp), sưng ngứa ngáy âm đạo, khí hư trắng đỏ ở phụ nữ, viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, nổi mẩn do thấp nhiệt, ngứa ngáy, ghẻ lở, rôm sảy, bí tiểu, chứng lâm, đại tiện ra máu, kiết lỵ, bệnh phong. Dùng uống hay bôi ngoài đều có công hiệu tốt. Nếu uống thì lượng thường dùng là 3 – 10g, nếu bôi ngoài thì có thể nấu lấy nước rửa hoặc dùng bột khô bôi xung quanh vết thương. Khổ sâm vị đắng nhưng tính đại hàn, những người tỳ vị hư hàn không được dùng. Ngoài ra, khổ sâm có độc, nếu dùng quá liều sẽ dẫn đế trúng độc và xuất hiện triệu chứng hệ thống thần kinh như: Chảy nước miếng, thở gấp, mạch đạp nhanh, đi đứng không vững, người bị nặng sẽ co giật, thậm chí còn ngạt thở. Cho nên nhất định không được tùy tiện dùng quá liều.
Công dụng của Khổ sâm
Tiết hảo ở tỳ vị, tiêu trừ thấp nhiệt bàng quang, có công dụng thanh nhiệt táo thấp, sát trùng lợi tiểu.
Trị bệnh hoàng đản do thấp nhiệt, sưng ngứa ngáy âm đạo, ra huyết trắng lẫn máu, viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, nổi mẩn do thấp nhiệt, ngứa ngáy, ghẻ lở, rôm sảy, bí tiểu, chứng lâm, đại tiện ra máu, kiết lỵ, bệnh phong.
Tiêu trừ bệnh hoàng đản, thông lợi tiểu tiện, tiêu tan mụn nhọt phù thũng, ứng huyết, giúp cho khí huyết lưu thông, thân thể nhanh nhẹn.
Phương thuốc trị liệu của khổ sâm
Trị thương hàn, tức ngực, sốt cao
Khổ sâm 31g, giấm 2l, sắc còn 1,2l. Sau khi uống xong nôn ra được là dấu hiệu tốt.
Trị sưng chán do chứng độc nhiệt
Khổ sâm đun với rượu, bôi vào vết thương.
Trị chứng mộng tinh, chán ăn
Khổ sâm 93g, bạch truật 156g, bột mẫu lệ 125g. Hỗn hợp trên nghiền nhỏ, lấy 1 dạ dày lợn đực, rửa sạch, luộc nhừ trong ấm sành và trộn đều vói thuốc, nặn thành viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 40 viên với nước cơm, ngày uống 3 lần.
Trị ngộ độc thức ăn
Khổ sâm 93g, sắc với 1,5l, còn lại 800ml chia làm 2 lần uống, nôn được ra thức ăn nhiễm độc là dấu hiệu tốt.
Trị kiết ly ra máu không cầm
Khổ sâm rang cháy nghiền nhỏ, nhỏ nước vào viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15 viên với nước cháo loãng.
Trị sa đại tràng
Khổ sâm, ngũ bội tử, trần bích thổ mỗi loại một ít, nấu lấy nước để rửa. Trị chảy máu chân ráng Khổ sâm 31g, phèn khô 3g. hỗn hợp trên nghiền nhỏ. Mỗi ngày chấm 3 lần vào chân răng, cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị viêm mũi lở loét có mủ và mùi hôi
Khổ sâm, phèn khô, mỗi loại 31g, nưốc sinh địa hoàng 300ml, đun cùng nước cho sánh đặc, nhỏ lên vết thương bất cứ lúc nào.
Trị bệnh rubella, đau dữ dội, đờm dãi nhiều, mất ngủ.
Bột khổ sâm 31g, quả bổ kết 62g, cho vào trong 1l nước vò nát rồi lọc lấy nước thuốc, đun trong ấm sành đến khi thành dạng cao, trộn với bột khổ sâm nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên với nước ấm sau khi ăn.
Nguồn: Thần Nông Bản Thảo Kinh