Cách đẩy lùi viêm đa khớp dạng thấp nhanh chóng

VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp (hay viêm khớp dạng thấp)  là một bệnh mãn tính, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Đây là một loại bệnh tự miễn, hay còn gọi là bệnh hệ thống, do cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể, các kháng thể này chúng nhận diện sai dịch mô (ở đây là dịch khớp) là các tác nhân nên chúng đi vào phá hủy dịch khớp ở tất cả các ổ khớp, chính vì vậy theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời thì tất cả các khớp trên cơ thể đều bị viêm và thoái hóa hết.

Đọc thêm: 

>> Chế độ tập thể dục cho người bị viêm đa khớp dạng thấp

viêm đa khớp

Bệnh này nặng dần sẽ biến chứng gây dính khớp và biến dạng khớp, sau cùng là biến chứng vào tim mạch gây trụy tim mạch, tiểu đường, mờ mắt, ảnh hưởng đến gan thận… Vì vậy bệnh nhân cần phát hiện và điều trị sớm, do bệnh này là bệnh tự miễn nên đòi hỏi một pháp đồ điều trị hợp lý, sử dụng thuốc đặc trị để điều trị, và hơn hết rất cần sự kiên trì, lỗ lực của bản thân người bệnh, tuân thủ theo đúng pháp đồ điều trị của thầy thuốc, cộng với có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, thể dục thể thao phù hợp để điều trị bệnh này hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh

Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh viêm đa khớp dạng thấp và người ta đã tìm ra được một số nguyên căn gây ra bệnh như sau:

– Do yếu tố di truyền

Viêm đa khớp dạng thấp người ta thống kê một phần nguyên nhân gây bệnh có tính duy truyền, những người có người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp trong gia đình thì thế hệ sau trong gia đình có thể chiếm tới 60-75% nguy cơ có thể mắc bệnh trong khi tỷ lệ ngoài cộng đồng chỉ chiếm có 30% khả năng mắc bệnh.

– Do yếu tố cơ địa

Bệnh có liên quan rõ rệt tới giới tính, người ta tính được bệnh viêm đa khớp xảy ra trên phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Nữ giới chiếm 70-80% khả năng mắc bệnh. và bệnh thường mắc ở những người trên 30 tuổi thường gặp phải bệnh nhiều.

– Do một số yếu tố khác

Đó là một số yếu tố như:  môi trường ô nhiễm, ẩm thấp, nhiễm lạnh, phẫu thuật, hoặc cho một số chấn thương mạnh cũng có thể gây nên bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết bạn có bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp hay không?

– Thấy cứng khớp: thường vào buổi sáng, không thể vận động ngay được mà phải xoa bóp tầm 5 – 10 phút mới có thể vận động được.

– Đau: là triệu chứng thường thấy nhất của các bệnh liên quan tới đường xương khớp, cơn đau có thể đau dai dẳng, đau khi vận động nhất là ở các vùng như khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân.

– Đau xuất hiện cân xứng hai bên, có thể sưng khớp, và không cử động được.

– Nếu bệnh tới giai đoạn nặng thì có thể vùng bị viêm khớp dạng thấp sẽ bị biến dạng sau một thời gian đau khớp.

3. Người bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì và không nên ăn gì

a. Món ăn nên ăn

– Đu đủ 10 g, mễ nhân (sống) 30 g. Rửa sạch, cho cả hai thứ vào nồi, đổ một bát nước to, đun lửa nhỏ đến khi thấy mễ nhân chín nhừ thì cho 1 thìa đường trắng vào, sấy khô. Hằng ngày dùng ăn điểm tâm.

– Thịt dê 500 g, cà rốt 250 g, gia vị vừa đủ. Cà rốt, thịt dê rửa sạch thái miếng, ướp gừng tươi xào 5 phút trong chảo dầu nóng, cho thêm ít rượu vang, muối, xì dầu và ít nước lạnh om trong 15 phút, sau bỏ vào nồi đất, cho vỏ quýt với 3 bát nước lã to, nổi lửa to, sôi hạ lửa riu riu đun trong 2 giờ khi thịt dê chín nhừ là được, ăn trong bữa cơm.

– Thịt mèo 250 g, tỏi 30 g, dầu, muối, mì chính. Làm sạch thịt mèo, thái miếng, tỏi bỏ vỏ. Cho vào nồi, đổ nước, dầu, muối hầm chín nhừ, nêm mì chính bắc ra ăn trong bữa.

– Xương bò 60 g, sừng linh dương 60 g, thược dược phiến 60 g, rượu trắng 100 ml. Thuốc cho vào túi vải ngâm trong rượu 10 ngày. Uống vào lúc đói, mỗi lần một chén con.

– Lươn to 4-6 con (mỗi con nặng 500 g), rượu vàng một ít. Cho lươn vào rượu vàng đảo đều khi ráo bỏ ruột lươn, sấy khô tán bột lươn cho vào bình dùng dần, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15g chiêu với rượu vàng 2-3 thìa hoặc uống với nước sôi hay hòa vào cháo ăn. Mỗi liệu trình là 2 tháng.

b. Món ăn không nên ăn

– Tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng không nên có trong khẩu phần của người đang uống thuốc kháng viêm.

– Bệnh nhân bị viêm khớp không nên ăn bắp vì trong bắp có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp.

4. Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Y học cổ truyền

Viêm khớp dạng thấp và các bệnh xương khớp nội khoa mạn tính trong YHCT gọi là Chứng Tý.

Theo lý luận của YHCT, do vệ khí của cơ thế không đầy đủ, các tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) xâm phạm vào cân, cơ, xương, khớp, kinh lạc làm cho sự vận hành của khí huyết bị bế tắc gây các chứng: sưng, nóng, đỏ, đau các khớp.

Do tuổi già can thận hư yếu hoặc bị bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận bị hư. Thận không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ, xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo, khớp bị dính…

Vì vậy quan điểm của YHCT khi chữa các bệnh khớp các phương pháp đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân cơ, xương khớp và đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết, bồi bổ can thận để tránh tái phát và chống thoái hóa, biến dạng, teo cơ, cứng khớp nhằm phục hồi chức năng bình thường của khớp.

Bài thuốc nghiệm phương gồm các vị dược liệu quý như Xuyên khung, Tỳ giải, Đan sâm, Bạch chỉ, Ý dĩ, Ngũ gia bì, rễ cỏ xước,  Quế chi…có công dụng trừ thấp, khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết điều trị tận gốc bệnh Viêm khớp dạng thấp. Trong đó:

– Xuyên khung: có tác dụng trừ phong, giảm đau được dùng chữa phong thấp nhức mỏi

– Đan sâm: có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng lưu thông máu, tiêu sưng, giảm đau được dùng chữa phong thấp các khớp sưng đau.

– Tỳ giải: có tác dụng khử phong thấp được dùng chữa lưng, gối tê đâu, đau gân cốt

– Bạch chỉ:  có tác dụng phát biểu khứ phong, giảm đau, làm thuốc thư cân.

– Ý dĩ: chữa được gân cơ co quắp không co duỗi được, phong thấp lâu ngày không khỏi

– Ngũ gia bì: có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp. Chủ trị đau lưng, tê chân, làm mạnh gân cốt

– Rễ cỏ xước: có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, bổ can thận  mạnh gân xương. Chủ trị phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp.

Ứng dụng tinh hoa của Bài thuốc nghiệm phương, Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA đã sản xuất sẩn phẩm PQA Xuyên khung xương khớp có tác dụng Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Dùng rất tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp, cử động khó khăn, các khớp sưng đau không nóng đỏ.

Thông tin chi tiết

Số đăng ký: 9851/2019/ĐKSP

Số XNQC: 02345/2019/ATTP-XNQC

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


KẾT HỢP ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Kết hợp với Lợi tiểu=> Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm các hiện tượng sưng, phù các khớp

Kết hợp với Bát tiên trường thọ=> Bồi bổ can thận, xương cốt chắc khỏe

Bộ sản phẩm hoàn hảo dùng cho người viêm khớp dạng thấp

LIỆU TRÌNH SỬ DỤNG:

Từ 10 ngày đến 30 ngày: Giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở xương khớp

Từ 30 ngày đến 90 ngày: Bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng can thận, dưỡng chính khí, loại bỏ tà khí – căn nguyên gây bệnh

Từ 90 ngày đến 180 ngày: cải thiện chức năng tạng phủ, nuôi dưỡng sụn khớp, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256