THƯ HOÀNG
(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)
1. Giải thích tên gọi của Thư hoàng
Thư hoàng là quặng hóa hợp có trong lớp arsenic sulfide (As2S3) của khoáng chất thư hoàng, thành phần chủ yếu là arsenic trisulfide. Ngoài ra, thư hoàng còn có một ít trong hùng hoàng, ở các phương diện dược tính, độc tính, hiệu quả về cơ bản giống với hùng hoàng.
2. Đặc tính của Thư hoàng
Thư hoàng vị cay, tính bình. Có thể dùng điều trị các bệnh ngứa ngáy ngoài da, ghẻ lở, hói đầu và vết lở loét nghiêm trọng kéo dài không khỏi; có khả năng sát trùng, diệt chấy rận và chống lại sự tấn công của các nhân tố gây bệnh. Sau khi chiết xuất, tinh chế có thể sử dụng lâu dài, giúp cho cơ thể thư thái, khỏe mạnh, kéo kéo dài tuổi thọ.
Trong lâm sàng hiện đại đã chứng minh, thư hoàng còn có thể điều trị các chứng bệnh viêm khí quản mãn tính và hen suyễn, hen khí quản bệnh uốn ván, chứng mụn rộp, giời leo mộng thịt ở mắt, quai bị, đều có hiệu quả tốt. Thư hùng còn có tác dụng ức chế rất mạnh đối vối các bệnh cầu khuẩn có mủ thông thường, nhiễm khuẩn đường ruột, khuẩn lao, trực khuẩn Denticola ở răng và trực khuẩn ở da.
Nhưng do thư hoàng có độc, độc tính tương đối lớn, cho nên người mắc bệnh thiếu máu âm hư và phụ nữ mang thai tuyệt đối không được dùng. Một người bình thường mỗi lần dùng không được vượt quá liều lượng 0,3g, nếu vượt quá sẽ dẫn đến bị trúng độc. Ngoài ra, khi dùng cũng không được kéo dài hoặc sử dụng trên phạm vi rộng, nếu không có thể ngấm qua da, tích tụ lại gây trúng độc. Thư hoàng sau khi nung sẽ oxy hóa và phân giải thành As203, tức là thạch tín (C6H5)2 AsOOH, có độc tính cao, cho nên thư hoàng tránh dùng lửa để nung. Bản kinh cho rằng, dùng thư hoàng lâu dài có thể là phương pháp giúp cho thân thể nhẹ nhõm, kéo dài tuổi thọ, vấn đề này cần phải có sự khảo chứng khoa học.
3. Khái quát công dụng của Thư hoàng
– Có tác dụng ức chế rất mạnh đối với các bệnh cầu khuẩn có mủ thông thường, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, khuẩn lao, trực khuẩn Denticola ở răng và trực khuẩn ở da.
– Điều trị các bệnh ngứa ngoài da. ghẻ lở, hói đầu và vết lở loét nghiêm trọng kéo dài không khỏi.
– Điều trị các chứng bệnh viêm phế quản mạn tính và hen suyễn, hen khí quản, bệnh uốn ván, chứng mụn rộp, giời leo, mộng thịt ở mắt, quai bị.
4. Phương thuốc trị liệu của Thư hoàng (tham khảo)
Trị tai chảy mủ
Hùng hoàng, thư hoàng, lưu huỳnh nghiền nhỏ thành bột, thổi vào trong tai.
Trị nốt ruồi ác tính, da mẩn đỏ
Thư hoàng, can tất, phàn thạch mỗi loại 9g, hùng hoàng 15g, ba đậu 15 quả, bột than 48g. Các loại thuốc trên nghiền nhỏ, trộn với trứng gà sau đó quết lên tấm vải cũ, dán ngoài vùng da bị bệnh, mỗi ngày làm 2 lần.
Trừ uế giải độc
Hùng hoàng 9g, thư hoàng 6g, phàn thạch 4,5g, vệ mâu 4,5g, sừng linh dương (đốt lên) 6g. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần lấy 3g để trong túi đỏ, mang theo bên mình đeo trước ngực hoặc treo trong phòng. Nếu gặp dịch bệnh, có thể dùng 0,lg bọc vào tấm vải màu xanh lá cây, đốt khói ở trong phòng.
Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh