Câu hỏi: Chào chuyên gia tư vấn của PQA ! Tôi năm nay 53 tuổi và đi khám thì các B.s có bảo tôi là bị bệnh phổi tắc nghẽn. Liệu bệnh của tôi có thể điều trị được bằng sản phẩm đông y của PQA không ?
Chú Công – Hồ Chí Minh
Trả lời: Cháu chào chú, với câu hỏi của chú cháu xin trả lời như sau: Trước hết cháu xin nói sơ qua về căn bệnh phổi tắc nghẽn (hay còn gọi là COPD) và biểu hiện lâm sàng của bệnh:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục. Căn bệnh này thường do biến chứng viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra. Khi mắc COPD, bệnh nhân hay xuất hiện triệu chứng ho có đờm hoặc ho khan, khó thở bởi khả năng sản xuất chất nhầy, các phế nang giảm dẫn tới lượng oxy vào phổi để cung cấp cho các mạch máu giảm.
- Triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân COPD là ho khạc đàm kéo dài vào buổi sáng. Bệnh nhân thường không để ý và cho rằng đây là triệu chứng bình thường do hút thuốc lá làm bệnh nhân chủ quan không đi khám bệnh. Tuy nhiên một số bệnh nhân COPD không hề có triệu chứng ho khạc đàm kéo dài.
- Triệu chứng kế tiếp sẽ là những lần vào đợt cấp của bệnh thì bệnh nhân khó thở nhiều hơn, khạc đàm nhiều, đục màu. Những đợt cấp này càng ngày càng nhiều hơn, gần nhau hơn, thời gian dài hơn.
1. Yếu tố nguy cơ gây bệnh COPD
a. Yếu tố môi trường: Là yếu tố quan trọng nhất gây COPD
- Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây COPD. Một nghiên cứu tại Hoa Kì cho thấy người hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc COPD gấp 2,6-2,8 lần và tăng nguy cơ tử vong gấp >25 lần so với người không hút thuốc.
- Khói, bụi và hóa chất ở nơi làm việc ở nơi làm việc (hạt than, khói hàn, các bụi chất khoáng) có nguy cơ mắc COPD và tăng nguy cơ ở những người đồng thời có hút thuốc.
- Bụi ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà ở do dùng bếp than, bếp ga, đun củi.
- Những người trong chế độ ăn thiếu vi chất như vitamin A, C và E, Magie có thể mắc COPD
b. Yếu tố cơ địa: Những người có các yếu tố cơ địa sau dễ mắc COPD
- Yếu tố di truyền: Những người có kiểu hình đồng hợp tử allet Z trên gen alpha1-antritrypsin sẽ có nồng độ alpha1-antritrypsin trong máu giảm nhiều và dẫn dến nguy cơ phát triển bệnh COPD cao hơn người bình thường.
- Người mắc bệnh hen phế quản và tăng đáp ứng đường thở: Người mắc hen phế quản có nguy cơ mắc COPD gấp 12 lần so với người không mắc hen phế quản. Có khoảng 15% người có tăng đáp ứng đường thở phát triển thành COPD.
- Trẻ em sinh thiếu cân và nhiễm trùng hô hấp tái diễn cũng có thể phát triển thành COPD khi trưởng thành. Người mắc lao phổi cũng là yếu tố nguy cơ cho COPD.
Bệnh phổi tắc nghẽn thực sự là một “sát thủ vô hình”: Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), có trên 600 triệu người trên thế giới bị bệnh COPD, hơn 3 triệu người chết mỗi năm. COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch màu não. Hơn cả những tác hại kể trên, COPD ảnh hưởng nghiêm trọng lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân, hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày. Hậu quả khi bị Phổi tắc nghẽn mạn tính
- COPD là một trong những bệnh gây tàn phế và tử vong cao
- Số người mắc bệnh và tần suất tử vong đang có chiều hướng gia tăng
- COPD là suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân
- Suy tim, suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp tái diễn, tràn khí màng phổi, suy mòn, suy kiệt, ảnh hưởng hệ thống (loãng xương, yếu cơ, rối loạn chuyển hóa, trầm cảm,…
2. Hỗ trợ điều trị hen suyễn, hen phế quản bằng Đông y
Theo Y học cổ truyền nguyên nhân chủ yếu là do phong hàn. Muốn điều trị tận gốc phải phát tán phong hàn. Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã dạy rằng “Chữa bệnh phải chữa vào gốc, Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi, chữa vào ngọn trăm thứ rối bời” YHCT vừa chữa gốc, vừa chữa ngọn chữa vào nguyên nhân gây bệnh nên không những chữa khỏi bệnh mà còn phòng được bệnh. Một bài thuốc cổ phương đã được các bậc tiền nhân ghi lại trong các y văn cổ từ nhiều nghìn đời nay,bao gồm các vị dược liệu quý như:
Xạ can: được coi là 1 loại thuốc chữa các bệnh về họng, ra nhiều đờm, khản tiếng.
Sinh khương: phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc
Tử Uyển: ích phế tốt, dùng trị ho lâu ngày do phế hư.
Khoản đông hoa :giáng khí, chỉ khái hóa đàm. Chủ trị chứng ho do phế hàn, phế nhiệt, phế hư lao.
Đại táo: bổ tỳ, dưỡng vị, ích khí, nhuận tâm phế, sinh tân dịch, điều hòa các thứ thuốc, chữa ho.
Ngũ vị tử: chủ trị các chứng hư suyễn cửu khái
Tế Tân: công dụng khu phong, tán hàn, thông khiếu, giảm đau, ôn phế, hóa đàm ẩm.
Bài thuốc Xạ can có tác dụng Ôn phế hoá ẩm, chỉ khái bình suyễn có tác dụng điều trị tận gốc bệnh ho hen, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, viêm phổi.
Kế thừa và phát huy từ bài thuốc cổ phương Dược phẩm PQA đã ứng dụng và sản xuất ra sản phẩm Cốm PQA Ho Hen Hỗ trợ thanh họng, bổ phổi, giảm ho, long đờm.
Lộ trình sử dụng sản phẩm Cốm PQA Ho hen
– 10 ngày đầu: quá trình phát tán mạnh mẽ bệnh nhân có thể khó thở hơn
– 10-30 ngày đầu: đào thải đờm dãi ở lớp nông: bệnh lúc tăng , lúc giảm, người đỡ mệt
– 2-4 tháng: đào thải đờm dãi ở lớp sâu, điều hòa chức năng tỳ- phế- thận: triệu chứng bệnh giảm dần, thưa dần, người nhẹ nhàng, khoan khoái, ngủ tốt.
– 4-6 tháng: phế khí thông thoáng, cơ thể khỏe mạnh, đề kháng tăng cường hết khó thở.
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thư tay bác viết tặng Công ty
- Hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ
- Thành phần Diệp hạ châu trong siro PQA Mát gan có công dụng gì?
- Dược phẩm PQA trao tặng 400 suất quà cho người dân xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu
- PQA Sinh Khí – Thành phần, công dụng và chỉ định.
- Sản phẩm của PQA dưới góc nhìn của Báo Sức khỏe- Cơ quan ngôn luận của Bộ y tế