Táo bón là gì?
Táo bón là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh thuộc đường tiêu hóa. Đôi khi táo bón diễn ra một cách âm thầm, không gây khó chịu nhiều trong giai đoạn đầu,khiến bạn không để ý. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây phiền muộn và ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Táo bón có thể phòng ngừa được nhưng cần phải kiên trì thực hiện.
Khi nào gọi là táo bón
Bình thường một người có thể đi ngoài từ 1-3 lần trong một ngày, trên 3 lần một tuần. Bị táo bón khi quá 3 ngày chưa đi ngoài, hoặc đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần. Táo bón thường có đau quặn bụng từng cơn, phân rắn, mỗi khi đi ngoài phải rặn mạnh.
Đi tìm nguyên nhân táo bón
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh táo bón, đứng hàng đầu trong các nguyên nhân là do tuổi tác. Tuổi càng cao chức năng sinh lý bị suy giảm vì cơ hoành, cơ vùng xương chậu yếu đi, các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể.
Táo bón cũng có thể do mắc một số bệnh khác, điển hình là bệnh trĩ đặc biệt là trĩ nội. Bệnh nhân trĩ thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ giảm phản xạ đại tiện, gây tích chữ phân dẫn đến táo bón.
Táo bón còn do lượng nước đưa vào cơ thể hàng ngày không đủ sự cần thiết ( khoảng 1,5 – 2,0 lít) để tiêu hoá thức ăn sử dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón.
Ngoài ra, những bệnh như tiểu đường, chấn thương cột sống, tai biến mạch máu não, ….cũng là nguyên nhân gây ra táo bón cho bệnh nhân.
Cách điều trị táo bón
Tăng cường ăn các thức ăn có tính kích thích nhu động ruột, như: Các thức ăn có nhiều chất xơ: rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc, bánh mỳ đen, gạo lứt. Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển.
Các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau dền, mùng tơi, rau khoai lang, củ quả (khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu).
Cần ăn nhiều rau quả để tăng chất xơ phòng ngừa táo bón.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.