Bệnh gút là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người. Do đó những người bị bệnh gút không nên ăn những thức ăn giàu purin như: tất cả các loại nội tạng động vật, mỡ động vật, súp thịt, ăn nhiều thịt, xương, cá (đặc biệt là cá gió, cá mòi…), tôm, cua, rong biển, một loạt các cây họ đậu (đặc biệt là đậu Hà Lan) , đậu phộng, rau bina, súp lơ, nấm, gạo, bột báng, toàn bộ ngũ cốc…
>> Chữa đau khớp gối bằng thảo dược thiên nhiên
1. Bệnh gút (gout) nên ăn gì
+ Ăn thực phẩm giàu kali hơn như: chuối, bông cải xanh, cần tây vì kali có thể làm giảm lượng uric acid trong máu ngoài ra nó sẽ giúp đào thải lượng uric acid trong máu rất tốt.
+ Các thực phẩm giàu carbohydrates vì nó có thể thúc đẩy sự bài tiết axit uric. Những thực phẩm giàu carbohydrate như: gạo, bánh mì, mì ống…
+ Những thực phẩm giàu protein khi ăn một lượng protein vừa đủ với trọng lượng cơ thể, theo nghiên cứu thì cứ 1kg trọng lượng cơ thể cần tiêu thụ 0,8-1g protein. Người bị gút nên ăn một lượng: thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, sữa nhưng không nên ăn thịt gia cầm và thịt lợn hầm chỉ nên ăn các món thịt luộc.
+ Ăn ít chất béo, vì chất béo có thể làm giảm đào thải acid uric trong máu. Bệnh gút sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu lượng lipid trong máu tăng. Do đó với những người bị gút lượng chất béo cần được kiểm soát trong vòng 20-25% tổng số calo.
+ Uống nhiều nước: mỗi ngày nên uống 2000ml đến 3000ml nước để thúc đẩy axit uric được đào thải tốt nhất.
+ Ăn ít muối: mỗi ngày chỉ nên giới hạn 2-5g.
+ Ngoài ra nên tăng cường rau xanh, uống các loại nước khoáng có nhiều ga vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài.
Sau đây là lượng đạm có trong một số thực phẩm thường dùng:
Thực phẩm (100g) | Lượng đạm (g) |
Sữa bò tươi | 3,9 |
Sữa đặc có đường | 8,1 |
Sữa chua | 3,7 |
Trứng gà tươi | 11,6 |
Thịt bò nạc | 20 |
Thịt trâu nạc | 21,9 |
Thịt lợn nạc | 19 |
Thịt gà nạc | 22,4 |
Thịt vịt nạc | 17,8 |
Thịt ếch | 20,0 |
Thịt cá chép | 16,5 |
Thịt tôm | 18,4 |
Đậu nành | 34 |
2. Người bị bệnh gút (gout) không nên ăn gì
+ Kiêng ăn các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
+ Kiêng ăn phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
+ Kiêng ăn trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
Hải sản
+ Kiêng ăn các loại hải sản
+ Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: + Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
+ Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).
+ Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,…
+ Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
+ Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.
3. Cách khắc phục bệnh gút (gout) bằng thảo dược thiên nhiên
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tân dược điều trị Gút nhưng đó thường là các thuốc chống viêm, giảm đau gây ra những tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tá tràng, suy thận, rối loạn chứng năng gan.
Nên tham khảo sản phẩm PQA Thống phong dành cho người bệnh Gút vô cùng hiệu quả cao vì sản phẩm được sản xuất ứng dụng từ bài thuốc Thống phong Hoàn ( Theo Cây thuốc – Vị thuốc- Bài thuốc Việt Nam trang 1173). Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên bao gồm có bạch chỉ, hoàng bá, xuyên khung, thần khúc, phòng kỷ, thương truật, đào nhân, hồng hoa, khương hoạt, nam tinh, quế chi, uy linh tin và 1 số thành phần thảo dược khác, rất an toàn và hiệu quả cho người bệnh Gút. Sản phẩm có tác dụng làm giảm lượng Acid uric trong máu đồng thời đánh tan những ứ đọng tinh thể muối Urat tại các khớp, hỗ trợ điều trị cho các khớp xương hết sưng nóng đỏ đau và việc đi lại trở nên bình thường.
Thông tin chi tiết về sản phẩm và cách dùng sản phẩm PQA Thống phong
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng không áp dụng theo khi chưa có khuyến cáo của y bác sĩ hoặc người có chuyên môn.