Hen vẫn chưa được coi là bệnh mãn tính

Mặc dù mục tiêu của ngày Hen toàn cầu năm 2012 là giảm 50% nguy cơ nhập viện của bệnh nhân (BN) hen đến năm 2015, tuy nhiên, thống kê tại BV ĐH Y Dược TP.HCM, trong số khoảng 40.000 BN hen đến khám và điều trị  từ năm 2000 đến nay, khoảng 64% bỏ điều trị.Điều trị hen: Chưa chú trọng dự phòng

Theo PGS.TS. BS. Trần Văn Ngọc – Trưởng khoa Hô hấp BV Chợ Rẫy, hiện nay, đối với bệnh hen, nhiều nơi chỉ chú trọng điều trị trong bệnh viện (BN nội trú), trong khi đây là căn bệnh cần phải được điều trị dự phòng để tránh những biến chứng nguy hiểm do cơn hen cấp.

hen suyễn

Một phần, bệnh hen chưa xếp vào danh mục các bệnh mãn tính được thanh toán Bảo hiểm y tế (BHYT), nên BN hen gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tuyến dưới. BHYT đã đưa các thuốc điều trị hen suyễn và COPD vào danh mục, nhưng chỉ dừng lại ở BV cấp 1 và 2. Riêng BHYT TP.HCM cũng cho phép các thuốc này vào đến BV Quận/Huyện nếu chứng minh có đủ năng lực.

BS. Tuyết Lan cho biết: “Nhiều cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh bị khống chế đơn thuốc điều trị hen ở mức giá 150.000 đồng, hoặc nếu BV không có đơn vị kiểm soát và quản lý hen, nhiều loại thuốc điều trị sẽ không được nằm trong danh mục BHYT thanh toán, hoặc thuốc xịt chỉ được cấp cho BN nội trú. Trong khi đó, BN hen sẽ khó xin được giấy chuyển viện lên tuyến trên. Một lọ thuốc xịt, với 120 liều dùng trong 1 tháng, giá khoảng 300.000 đồng, nhiều BN sẽ phải bỏ tiền mua ngoài. Đối với nhiều BN, đây là cả một món tiền lớn, thậm chí là thu nhập của cả gia đình trong một tháng.”

Bên cạnh đó, theo TS. BS. Chu Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp (BV Bạch Mai), phòng chống COPD và bệnh hen phế quản đã được coi là chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2011. Tuy nhiên, theo đánh giá ban đầu, BS tuyến dưới chưa cập nhật kiến thức đầy đủ.
BS. Hạnh ví dụ: “Khảo sát quy mô nhỏ, trên 300 người, trong đó 123 BS và 104 điều dưỡng, cho thấy kiến thức của nhân viên y tế về hai bệnh này còn khá hạn chế. 4,2% trả lời được các thông số đánh giá chức năng hô hấp, 4,3% BS nhận thấy rằng bệnh hen nếu không được điều trị sẽ nặng dần theo thời gian…”

Cần thuốc cấp cứu hen đến tận y tế phường xã

Hiện nay, hen phế quản và COPD là hai trong những bệnh mãn tính không lây (bên cạnh các bệnh tim mạch, tiểu đường,..) chiếm khoảng 60% chi phí y tế. Việt Nam hiện có hơn 4 triệu người mắc bệnh hen (chiếm khoảng 5% dân số) với chi phí điều trị trung bình 301USD/người/năm và ít nhất 3.000 người chết vì bệnh hen/năm. Hiện nay, theo BS. Hạnh, tỷ lệ mắc bệnh hen chung của người Việt Nam ước tính khoảng 3,9%.

Đáng lưu ý, theo các chuyên gia hô hấp, do ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, số trẻ dưới 4 tuổi có khoảng 6 – 8% mắc hen, học sinh nội thành có gần 13% mắc hen, còn học sinh ngoại thành là xấp xỉ 10%… Hen nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

BS Tuyết Lan chia sẻ: “Một BS ở trạm y tế phường cho tôi biết, vài trường hợp học sinh lên cơn kịch phát do hen suyễn được đưa vào trạm y tế, nhưng do không có thuốc cấp cứu hen, nên phải chuyển lên tuyến trên. Cơ số thuốc cấp cứu hen chỉ khoảng 400.000 đồng. Trong khi đó, tính đến nay, mạng lưới quản lý bệnh hen và COPD chỉ mới bao phủ ở 11 quận huyện trên địa bàn thành phố.”

Hen là bệnh mãn tính để lại không ít biến chứng nguy hiểm. 95% BN không biết bệnh hen có thể kiểm soát được. Họ chủ quan và không tuân thủ điều trị, bỏ qua việc sử dụng thuốc hít, xịt trong điều trị hàng ngày, một khi cảm thấy không còn triệu chứng hen nữa.

BS Tuyết Lan cảnh báo, tình trạng nhẹ, BN có thể lên cơn hen cấp với triệu chứng khó thở – khò khè; nặng hơn, BN không đi nổi, không nói được, mất não do thiếu oxy. Nhiều trường hợp bệnh nhi đã bị mất não vì không sử dụng các thuốc xịt/hít theo lời dặn của BS.

Đặc biệt, đối với trẻ em, nếu được điều trị dự phòng tốt, đến tuổi trưởng thành, BN có thể ngưng thuốc. Trong 4 BN, người ta nhận thấy 1 trẻ có thể ngưng thuốc, 1 trẻ có thể phải sử dụng thuốc vĩnh viễn, 2 trẻ còn lại có thể không cần dùng thuốc cho đến năm 30 – 40 tuổi khi bị áp lực, stress nặng. Những trẻ có tiền sử gia đình bị hen suyễn hoặc các dạng dị ứng khác như (chàm, lác sữa, mề đay…) có thể phải sử dụng thuốc suốt đời.

Theo PNO

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256