Chữa khản tiếng không kịp thời – những biến chứng khôn lường

NHỮNG BIẾN CHỨNG KHÔN LƯỜNG CỦA BỆNH KHẢN TIẾNG KÉO DÀI

Chữa khản tiếng thì đầu tiên ta phải đi tìm ra nguyên nhân khản tiếng. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung lại có một số nguyên nhân chính sau: sử dụng giọng nói quá nhiều, nói quá lớn hoặc không thích hợp trong một thời gian dài. Nhiều người chúng ta thường rất chủ quan với bệnh khản tiếng nhưng mọi người không biết được rằng nếu không điều trị bệnh có thể diễn tiến tạo thành u lành tính: hạt dây thanh, polyp dây thanh, u hạt dây thanh.

Xem thêm>>

Chữa khản tiếng bằng thảo dược thiên nhiên

Những thực phẩm tốt cho người bị khản tiếng

khàn tiếng

Khản tiếng – dấu hiệu của nhiều loại bệnh

Đã có nhiều trường hợp buộc phải cắt toàn bộ thanh quản vì khối u lan đã rộng.

Ví dụ như chị Phương, 30 tuổi ở Nam Định cũng bị khản tiếng nhưng cứ nghĩ do nghề nghiệp nói nhiều quá. Chị là giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định do thường xuyên phải nói nhiều bình quân 1 ngày 5 giờ giảng trên lớp cộng với việc dạy thêm. Ban đầu khi bị mất tiếng chị không để ý nhiều chỉ đến khi không thể nói được nữa, khó thở chị mới đến bệnh viện khám. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ cho biết chị đã bị ung thư thanh quản. Khối u đã phát triển quá lớn, chèn cả vào đường thở, phải cắt toàn bộ thanh quản vì bệnh của chị đã quá nặng.

Theo 1 bác sỹ tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thì trường hợp như của chị Phương là không hiếm gặp. Rất nhiều người bị khản tiếng nhưng chủ quan không đi khám vì nghĩ chỉ là viêm nhiễm đường họng bình thường nhưng thực tế đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh.

Hiện tượng khản tiếng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên khản tiếng ở nam giới thường nguy hiểm hơn ở nữ giới.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hiện tượng khản tiếng như: bị viêm họng, viêm thanh quản, bệnh do thay đổi thời tiết, thậm chí có thể do người bệnh nói quá to và nhiều trong thời gian dài… Với những trường hợp này chỉ cần chữa khỏi bệnh hoặc hạn chế nói thì khản tiếng sẽ tự khỏi.

Ngoài ra khản tiếng cũng là biểu hiện của các bệnh như lao thanh quản, ung thư thanh quản… nếu đi khám và điều trị sớm  thì người bệnh có thể vẫn nói được. Vì thế các bác sĩ khuyến cáo người bệnh bị khản tiếng kéo dài trong 2 tuần mà không khỏi thì cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời tránh những hậu quả không mong muốn.

Tùy theo từng nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau. thay đổi hành vi sử dụng giọng nói quá mức. Tránh hút thuốc, tiếp xúc khói thuốc, uống nhiều nước, luyện giọng của chuyên viên về thanh học. Phẫu thuật hạt dây thanh, polyp…

Phòng bệnh và chữa khản tiếng nhẹ như bỏ hút thuốc, ngừng uống rượu, tránh tiếp xúc khói thuốc, uống nhiều nước. Cố gắng không sử dụng giọng nói quá lớn, quá dài. Dùng các công cụ hỗ trợ như micro, loa, nhấp giọng nước ấm thường xuyên, làm ẩm môi trường sống. Chế độ ăn uống tránh những thức ăn nhiều gia vị, tránh uống rượu. Ngoài ra cần tìm những chuyên gia huấn luyện về giọng nói, tránh nói hoặc ca hát khi bị khàn tiếng.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256