Du lịch cùng dược phẩm PQA

Đền Trần

1- Khu di tích đền Trần

Khu di tích Đền Trần Nam Định là ngôi đền thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ dâng hương khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám âm lịch hàng năm.

Đền Trần

Các công trình trong khu di tích đền Trần – Nam Định

Khu di tích đền Trần – Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa, có kiểu dáng chung và quy mô ngang nhau. Phía trước có cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ là đền Thiên Trường.

Đền Thiên Trường

Đền Thiên Trường thường gọi Đền Thượng, tọa lạc ở vị trí trung tâm của khu di tích Đền Trần Nam Định. Đền được xây trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ tộc của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Kiến trúc Đền Thiên Trường hiện nay gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền được dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.

Tiền đường là nơi để ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần. Chính tẩm thờ tự 4 vị thủy tổ họ Trần, và các phu nhân, hoàng phi. Tòa thiêu hương (kinh đàn) đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần.

Đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch thường gọi là Đền Hạ, nằm ở mặt Đông của khu di tích Đền Trần Nam Định. Tiền đường đặt bài vị 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa. Trung đường thờ bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, 4 người con trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính tẩm đặt bài vị cha mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), 4 con trai và 4 con dâu, con gái và con rể.

Thiêu hương (kinh đàn) đặt long đình, trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Gian tả vu đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các văn thần triều Trần. Gian hữu vu đặt bài vị các võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.

Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa nằm ở mặt phía Tây của khu di tích Đền Trần. Đền được xây dựng mới từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa xưa – nơi các hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng được đúc bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

2- Khu di tích Phủ Dầy

Phủ dầy

Phủ Dầy (tên gọi khác phủ Giầy, phủ Giày) là quần thể di tích tâm linh đạo Mẫu tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh ngay sát chợ Viềng. Xưa kia, nơi đây được biết đến là ngôi đền lớn tại làng Kẻ Dầy. Cho đến khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được sắc phong là “Liễu Hạnh Công Chúa” thì được đổi tên thành Phủ Dầy. Do “Phủ” là danh từ chỉ định dinh cơ của các vương công, và Thánh Mẫu cũng là công chúa nên nơi thờ cũng sẽ được dùng chữ Phủ.

3- Chùa Hổ Sơn

Chùa hổ sơn

Chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh được xây dựng cách đây hơn 700 năm. Đây là nơi công chúa Huyền Trân về lập am thờ phật. Công chúa Huyền Trân là em gái Vua Trần Anh Tông, con gái duy nhất của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và Thái hậu Khâm Từ Bảo Thánh. Công chúa sinh ra và lớn lên trong cảnh nước Đại Việt vừa trải qua binh biến tàn khốc sau 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Theo sử sách, năm 1301, một lần sang Chiêm Thành, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gả Công chúa Huyền Trân cho Chúa Chiêm là Chế Mân để tỏ tình hoà hảo. Với lòng yêu nước thương dân và nghe lời vua cha, Công chúa Huyền Trân hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình vì sự hưng thịnh của đất nước, đã lên kiệu hoa về Chiêm Thành làm vợ vua Chế Mân năm 1306 để giữ mỗi hòa hiếu giữa hai nước. Đáp lại tấm thịnh tình của vua Trần Nhân Tông, vua nước chiêm Thành đã dâng hiến hai Châu Ô và châu Lý, tức từ đèo Hải Vân đến tỉnh Quảng Trị ngày nay cho nước Đại Việt. Sống ở đất Chiêm, Công chúa Huyền Trân đi du hành, vãn cảnh khắp nơi để tìm hiểu nền văn hoá Chăm Pa. Thấm nhuần tư tưởng “từ bi, bác ái” của vua cha, Huyền Trân đã cho xây dựng nhiều đền đài, chùa tháp và thường xuyên chăm lo cho cuộc sống người dân nên được nhiều người yêu mến. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi của Công chúa Huyền Trân chỉ kéo dài có hơn 1 năm do vua Chế Mân đột ngột mất vì bạo bệnh. Theo phong tục của Chiêm Thành, Huyền Trân là người được Chúa Chiêm yêu mến nhất nên phải lên giàn hỏa thiêu. Tuy nhiên, lúc này Huyền Trân vừa mới sinh thế tử Chế Đa Đa. Nghe tin đó, vua Trần Anh Tông là anh trai của công chúa Huyền Chân đã cử một đoàn sứ giả sang nước Chiêm Thành đón bà về. Trải qua 10 tháng lênh đênh trên biển, tháng 8 năm 1308, công chúa Huyền Trân cùng với đoàn mới về đến kinh thành Thăng Long. Đầu năm 1309, công chúa Huyền Trân đã xin thượng hoàng là cha Trần Nhân Tông – lúc đó đang tu ở Yên Tử cho bà xuống tóc xuất gia tu hành. Đến năm 1311, công chúa Huyền Trân về chân núi Hổ lập am thờ Phật cho đến khi qua đời vào ngày 9/4 năm Canh Thìn (1340). Thời điểm đó, ở làng Tiền,  xã Tam Thanh, phía tây núi Hổ có Công chúa Thụy Bảo là cô ruột của Công chúa Huyền Trân đang tạo vườn hoa An Lạc và lập chùa tu hành. Tại đây, hai người cùng tu hành, phụng sự Phật pháp, khai hoang lập ấp, dạy dân trồng cây lương thực để cuộc sống ấm no, trồng cây thuốc nam để chữa bênh và không ngừng chăm lo cho đời sống nhân dân trong vùng ngày càng thịnh vượng. Sau khi hai bà mất, nhân dân làng Hổ Sơn lập am thờ trên chùa Nộn Sơn để tri ân công đức. Ghi nhớ công ơn và tiếc thương người con gái nước Đại Việt nết na xinh đẹp đã dâng trọn tuổi thanh xuân của mình để đem lại hòa bình thịnh trị và mở mang bờ cõi cho đất nước, Nhân dân làng Hổ Sơn đã lập đền thờ tại nơi bà tu hành. Hàng năm vào ngày 9/4 âm lịch là ngày kị của công chúa Huyền Trân, dân làng Hổ Sơn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ, tri ân công đức bà. Hiện chùa Hổ Sơn vẫn giữ được 27 tượng thờ và 27 đồ thờ cổ, trong đó nhiều cổ thư, cổ vật quý như tượng 2 công chúa, 4 sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho 2 công chúa, một số bát hương sứ, sành mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Căn cứ vào giá trị lịch sử của ngôi chùa, ngày 27/9/2006, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công nhận Chùa Hổ Sơn là di tích lịch sử cấp tỉnh.

4. Nhà thờ dòng họ Vũ Duy – Nơi lưu giữ các bài thuốc gia truyền hơn 500 năm.

Nhà thờ

Trải qua 17 đời cha truyền con nối, qua nhiều triều đại vương triều, dòng họ Vũ Duy đã có nhiều bậc tiền nhân có học vị cao, có nhiều cống hiến quan trọng trong xã hội. Nổi trội hơn hết là công việc cao cả của các Danh y, lương y trong gia tộc bốc thuốc, chữa bệnh cứu người theo dòng lịch sử hơn 500 năm qua.

Dược sĩ cao cấp Vũ Thị Phương – khóa 37 trường Đại học Dược Hà Nội, hậu duệ đời thứ 17 của dòng họ Vũ DUy, với niềm đam mê cống hiến, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp và thiêng liêng mà cha ông để lại. Dược sĩ Vũ Thị Phương đã sáng lập trung tâm nghiên cứu thuốc YHCT – Dược Phẩm PQA. Với hạnh nguyện công bố, công khai các bài thuốc bí truyền của gia tộc để nhiều người được biết, được sử dụng và được khỏi bệnh.

5. Công ty cổ phần dược phẩm PQA

Công ty cổ phần dược phẩm PQA được thành lập từ năm 2011 bởi Dược sĩ cao cấp Vũ Thị Phương. Với khát vọng cống hiến, nghiên cứu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm là thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Dược phẩm PQA

Phương châm của Dược phẩm PQA

Sứ mệnh PQA

Phương châm của Dược phẩm PQA

Công ty cổ phần dược phẩm PQA đã nghiên cứu, sáng tạo và phát triển dòng sản phẩm hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên với công thức khác biệt, đẳng cấp cách biệt và được cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sở hữu trí tuệ.

Nhà máy sản xuất thuốc đông dược đạt chuẩn GMP – WHO

Với khát vọng được cống hiến, được chăm sóc sức khỏe cộng đồng, mang lại hạnh phúc và niềm vui đến với mọi gia đình luôn là niềm tin và là mục tiêu phát triển bền vững, từ đó Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA đã xây dựng Nhà máy sản xuất thuốc đông dược đạt chuẩn GMP-WHO.

Nhà máy GMP

Nhà máy sản xuất thuốc đông dược GMP – WHO

Nhà máy sản xuất thuốc Đông Dược đã được khởi công. Sau thời gian xây dựng và hoàn thiện, nhà máy đã được Cục Quản Lý Dược cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc

Nhà Máy Sản Xuất thuốc Đông Dược đã làm lễ khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP – WHO các sản phẩm của công ty PQA sẽ luôn được kiểm tra, kiểm soát, kiểm nghiệm tối ưu trong quá trình sản xuất, đảm bảo chính xác trong từng khâu sản xuất từ đó đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người sử dụng.

tiêu chuẩn GLP

Phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn GLP

Kho bảo quản đạt chuẩn GSP

Kho bảo quản đạt chuẩn GSP

Phát huy những giá trị tốt đẹp và thiêng liêng mà cha ông ta để lại không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm to lớn và trên tất cả là khát vọng cống hiến, được chăm sóc sức khỏe cộng đồng, mang lại hạnh phúc, niềm vui đến mọi gia đình luôn là niềm tin và mục tiêu hướng tới của Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA.

Hội đồng chuyên gia Dược phẩm PQA

Hội đồng chuyên gia PQA

Chuyên gia tư vấn của Dược phẩm PQA

6. Phòng khám đa khoa Vũ Gia Đường

Phòng khám đa khoa Vũ Gia Đường học tập và làm theo lời dạy của danh y Hải Thượng Lãn Ông Luôn kiên cường trên con đường Vương Đạo: “Chữa bệnh chữa vào gốc – Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi, chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”. Kiên quyết không đi theo con đường bá đạo chữa ngọn không chữa gốc.

Phòng khám được sở y tế Nam Định cấp giấy phép hoạt động

Phòng khám đa khoa vũ gia đường

Phòng khám đa khoa Vũ Gia Đường

Phòng khám đa khoa Vũ Gia Đường đã được Sở y tế tỉnh Nam Định cấp giấy phép hoạt động số 1236/SYTNĐ-GPHĐ tại xã Lộc An, TP Nam Định đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị bệnh cho bệnh nhân tại Nam Định, trên khắp cả nước và kiều bào nước ngoài.

Phòng khám đa khoa vũ gia đường

Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa Vũ Gia Đường

Phòng khám đa khoa vũ gia đường

Trung tâm nghiên cứu Y học cổ truyền PQA

Chuyên gia tâm huyết và giàu kinh nghiệm chuyên môn

Hội đồng khoa học, y khoa, dược khoa của phòng khám đa khoa Vũ Gia Đường là những chuyên gia đầu ngành đã có nhiều cống hiến cho nền y học nước nhà.

– Đại tá, Thạc sỹ, Bác sỹ Hoàng Khánh Toàn – Nguyên chủ nhiệm khoa Đông y Bệnh viện TW Quân đội 108;

– Thạc sỹ, Bác sỹ YHCT Nguyễn Đình Thục – Tổng thư ký hội đông y Việt Nam;

– Dược sỹ cao cấp Vũ Thị Phương – Giám đốc trung tâm nghiên cứu YHCT PQA, Hậu duệ đời thứ 17 dòng họ Vũ Duy.

Phòng khám đa khoa vũ gia đường

Hội đồng khoa học – Y khoa – Dược khoa phòng khám đa khoa Vũ Gia Đường

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18006845