Một số bài thuốc hay từ quả hồng và cây hồng

Nhắc đến hồng, người ta thường nghĩ ngay đến hương vị ngọt ngào, dễ ăn và màu sắc đẹp mắt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, không chỉ là món ăn ngon, quả hồng và cây hồng còn là những vị thuốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bài thuốc chữa bệnh từ quả hồng và cây hồng 

Bài thuốc chữa tăng huyết áp: Lấy quả hồng tươi ép lấy nước (thị tất), hòa với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần mỗi lần nửa chén. Tác dụng dự phòng “trúng phong” (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp.
Bài thuốc chữa chứng ưa chảy máu: Hồng khô 30g, ngó sen 30g, hoa kinh giới 15g đem sắc uống. Khi uống hòa thêm 10ml mật ong; mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 15 ngày (một liệu trình), nghỉ vài ngày rồi lại uống tiếp liệu trình khác cho tới khi khỏi.
Bài thuốc chữa tiểu tiện ra máu: Láy thị đế (tai hồng) đem thiêu tồn tính (rang to lửa hoặc đốt cho đến khi mặt ngoài cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu), sau đó nghiền mịn, cất đi dùng dần. Ngày uống 2 lần vào lúc đói bụng. Mỗi lần 6g, chiêu bột thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.
Chữa trĩ nội, đại tiện xuất huyết: Lấy quả hồng khô 12g, sắc uống hoặc nấu cháo ăn ngày 2 lần. Cũng có thể lấy quả hồng khô, rang vàng, tán mịn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 6g.
Chữa các loại xuất huyết bên trong (chảy máu dạ dày, ho ra máu do lao, trĩ nội…): Lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.
Chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu (thrombocytopenic purpura, thrombopenia purpura): Lấy lá hồng rụng vào mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần 3g, liên tục trong 1 tháng.
Chữa nấc: Lấy cuống quả hồng 3 – 5 cái, thêm 5 lát gừng sắc uống. Thêm khoảng 5 – 6g đinh hương càng tốt.
Chữa kiết lỵ, viêm ruột: Lấy hồng khô thái nhỏ, phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột mịn để uống dần, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, chiêu bằng nước đun sôi.
Chữa lưỡi, môi lở loét: Lấy thị sương 10g, bạc hà 5g, hai thứ trộn lẫn với nhau đem nghiền mịn, bôi vào chỗ môi bị lở, rất mau khỏi. Hoặc chỉ cần lấy thị sương ngày bôi 3 lần vào chỗ bị lở, vài ngày cũng sẽ khôi.
Chữa da bị dị ứng: Quả hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 ngày, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rồi rót vào lọ dùng dần; hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da bị dị ứng 3 – 4 lần.

quả hồng

Một số lưu ý khi sử dụng 

Người tỳ vị hư hàn, có đàm thấp bên trong, ỉa chảy, đang bị cảm lạnh không được ăn hồng. Sau bữa ăn có món tôm và cua không nên ăn hồng. Ăn ngay một lúc quá nhiều hồng, có thể dẫn tới đau trướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy…
Khi đói bụng không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là hồng chưa thật chín và ăn cả vỏ. Bởi vì, khi vào dạ dày, một số thành phần trong quả hồng có thế kết hợp với dịch vị tạo thành những chất kết tủa không tan; lúc đầu chỉ nhỏ như hạt mơ dần dần có thể to như nấm tay, gọi là “thị thạch” (sỏi hồng), Khi bị mắc “thị thạch” thường có các triệu chứng: đau bụng kịch liệt, lợm giọng, buồn nôn, chán ăn; trường hợp nghiêm trọng có thể gây viêm loét dạ dày, thổ huyết, nên sớm đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị sớm.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về những bài thuốc từ quả hồng và cây hồng. Hãy sử dụng loại trái cây thơm ngon này một cách thông minh để gìn giữ sức khỏe cho bản thân nhé!

Nguồn: Sách Chữa bệnh bằng rau củ quả động vật – NXB Văn hóa – Thông tin 

 

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256