Cây hẹ thường được sử dụng để nấu những bát canh thanh mát. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loài cây này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe, và có thể ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Công dụng của cây hẹ
Cây hẹ có vị cay chua, tính ẩm, dùng sống thì vào tim, yên ngũ tạng phủ, khỏi đau bụng do lạnh, nếu ăn thì bổ ích, thận khí, mạnh dương, khỏi tiết tinh và hết đau lưng mỏi gối, dùng cây hẹ luộc, xào với giấm, muối, ăn vào sáng sớm lúc đói thì khỏi chứng ợ hơi.
Chữa bệnh từ cây hẹ
Bài 1: Chữa phụ nữ đến kỳ kinh mà không có hành kinh, khí nghịch đưa máu ngược lên sinh thổ huyết hoặc bị thương ứ máu, hay đi đái ra máu, chảy máu mũi, dùng lá hẹ cả thân củ, 100g giã vắt lấy nước cốt và hoà thêm một chén đồng tiện (nước tiểu trẻ em dưới 3 tuổi) vào uống.
Bài 2: Chưa lên cơn suyễn nguy cấp dùng: Lá hẹ 1 nắm sắc uống thì hạ cơn (Nam dược thần hiệu).
Bài 3: Chữa sau khi đẻ hoặc lên cơn giật, nôn ra nước xanh, dùng lá hẹ một nắm giã vắt lấy nước cốt, chế thêm nước cốt gừng vào uống.
Bài 4: Chữa bụng dưới đau nhói hoặc ngộ độc về thức ăn: Giã hẹ vắt lấy nước cốt uống thật nhiều thì khỏi.
Hạt hẹ có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng: Bổ gan, thận, chủ trị di mộng tiết tinh, són đái, bạch đới, tinh yếu do hư lao dùng 4 – 16g sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài 5: Chữa bệnh cường trung, ngọc hành, cứng trơ mà tinh tự chảy ra, thỉnh thoảng đau nhói như kim châm, dùng hạt hẹ và phá cố chỉ mỗi thứ 6g sắc uống.
Hẹ không chỉ là loại rau nấu canh thông thường mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy bổ sung hẹ vào thực đơn hàng ngày để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật!
Nguồn: Sách Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà – NXB Văn hóa Dân tộc