Long đởm thảo có tác dụng tả can hoả, thanh thấp nhiệt. Kích thích sự bài tiết dịch tiêu hoá, làm cho đại tiện dễ dàng mà không gây ỉa lỏng. Còn được dùng chữa sốt, an thần kinh.
Một số thông tin chung về cây long đởm thảo
Tên khoa học: Gentiana scabra Bunge
Bộ phận dùng: Rễ – Rễ chùm có nhiều tua nhỏ bằng chiếc tăm, mềm, sắc vàng đậm, thật đắng là tốt.
Tính vị – Quy kinh
Vị đắng tính lạnh, vào 3 kinh can, đởm và bàng quang.
Tác dụng của long đởm thảo
Sách Biệt Lục ghi: Long đởm thảo bổ ích cho can đởm, khỏi sợ hãi và tiêu trừ các chứng nhiệt khí, thời khí liễm vào dạ dày làm cho nhiệt tả, đi lị và trừ được sán trong ruột non.
Sách Chân châu nang ghi: Long đởm thảo chữa khỏi các chứng mắt vàng, mắt đỏ, mắt sưng thũng và mộng thịt che mắt.
Sách Dụng dược pháp tượng ghi: Long đởm thảo tiêu trừ được khí tà nhiệt liễm vào can, tả dược thấp nhiệt liễm vào hạ tiêu (bụng dưới) và tả được tà hỏa liễm vào bàng quang.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư nhược, đi ỉa chảy không có thực hỏa thấp nhiệt thì không nên dùng. Ghét: Địa hoàng, Tiểu đậu.
Liều dùng: Ngày dùng 3 – 6g.
Bài thuốc chữa bệnh có long đởm thảo
1. Chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu: Long đởm thảo 0,5g, Hoàng bá 0,5g, Sinh khương sấy khô 0,3g, Quế chi 0,3g, Hồi hương 0,3g, Kê nội kim 0,3g, Sơn tra sao cháy lg. Tất cả tán bột trộn đều chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa thấp nhiệt thương huyết, phân vào cả đại tràng làm cho ra huyết dùng: Long đởm thảo, Sinh địa, Hoàng cầm, mỗi vị 3 đồng sắc vài thang uống khỏi.
3. Chữa trẻ em kinh giản vào tâm, nóng dữ, nhức xương, lở mồm: Long đờm, Bạch thược, Cam thảo, Phục thần, Mạch môn đông, Mộc thông.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về long đởm thảo, một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng long đởm thảo một cách hiệu quả khi cần thiết.
Nguồn: Sách Thuốc Bắc thường dùng – NXB Y học