TRI MẪU
Giải thích tên gọi của tri mẫu
Tri mẫu ở đây là thân rễ khô của cây tri mẫu dạng dàl hơi cong và hơi dẹp, phân nhánh, dài từ 3 – 15cm, đường kính 0,8 – 1,5cm, cuống lá màu vàng nhạt. Vào mùa xuân và mùa thu, hái tri mẫu về, bỏ phần lông và đất cát ở rễ, phơi khô.
Tri mẫu vị đắng, tính hàn. Chủ trị bệnh tiêu khát, nóng trong, cơ thể trừ tà nhiệt, trừ thấp, giúp lợi thủy, trị chứng bệnh chân tay phù thũng, bồi bổ nguyên khí, trị hư tổn.
Hiện nay, người ta thường cho rằng, tri mẫu là loại dược liệu vị đắng, tính hàn, cũng giống với xuyên bối còn có tác dụng thanh nhiệt, tiết hỏa, nhuận táo, bổ dương. Tri mẫu quy phế kinh, vị kinh, thận kinh, cho nên có thể thanh nhiệt ở phổi, từ đó mà tiết hỏa thanh nhiệt ở dạ dày giúp tiêu khát; bổ âm, nhuận thận táo. Đây cũng chính là 3 tác dụng quan trọng nhất của tri mẫu, có thể điều trị các chứng bệnh phế vị nhiệt thịnh như ho do phổi nhiệt nóng, ho khan do phổi hư, tiêu khát do âm hư, đường ruột khô táo dẫn đến đại tiện bí…
Tri mẫu nấu với nước muối được gọi là diên tri mẫu, vào phổi ngoài nhuận táo, còn có tác dụng dưỡng âm hạ hỏa, có tác dụng điều trị rất tốt đối với các chứng hỏa vượng do thận hư, triều nhiệt. Những tác dụng như “chủ tiêu khát, nhiệt trong”, “trừ tà khí” như trong sách Bản kinh chính là nói đến công dụng thanh nhiệt dưỡng âm của tri mẫu. Tiêu trừ chứng “chân tay phù thũng”, “thông lợi thủy”, đều là nói đến tác dụng thông lợi cửu khiếu của tri mẫu. Song hiện nay nó được ứng dụng rất ít trên lâm sàng. “Bồi bổ cơ thể, ích khí” chính là tác dụng bổ âm, có ích cho âm khí ngũ tạng. Y dược học hiện đại đã phân tích và chứng minh rằng, tri mẫu có các tác dụng, như: Giúp tinh thần ổn định, giải nhiệt, tiêu viêm, giảm lượng đường trong máu* lợi tiểu tiện…, ngoài ra nó còn có công hiệu kháng khuẩn rất tốt. Nhưng do tri mẫu có tính hàn, chất nhuận, không tốt cho đưòng ruột, cho nên những người tỳ hư, đại tiện phân lỏng không nên sử dụng.
Công dụng của tri mẫu
Trên thanh nhiệt ở phổi mà bết hòa, giữa thi thanh nhiệt ở dạ dày mà trừ’ tiêu khát dưới thi bổ âm nhuận thận táo.
Trị các chứng bệnh phế vị nhiệt thịnh như ho do phổi nhiệt nóng, ho khan do phổi hư, tiêu khát do âm hư, đường ruột khô táo đại tiện bí.
Các tác dụng điều trị rất tốt đối với các chứng, hỏa vượng do thận hư, triều nhiệt.
An thần, giải nhiệt, tiêu viêm, giảm lượng đường trong máu, lợi tiểu tiện. Ngoài ra còn có công hiệu kháng khuẩn rất tốt.
Phương thuốc trị liệu của Tri mẫu
Trị ho cỏ đờm
Lấy tri mẫu, bối mẫu, mỗi loại 31g, nghiền nhỏ, 30 gốc ba đậu nghiền nhỏ. Buổi tối cắt 3 lát gừng tươi, tẩm bột đã nghiền nhỏ ở trên lên hai mặt, bỏ vào trong miệng, nhai nát rồi nuốt. Chú ý nghỉ ngơi, đến hôm sau đờm sẽ hết Người cơ thể yếu có thể không dùng ba đậu.
Trị chứng bụng đau muốn đẻ, sinh con thiếu tháng
Lấy 62g tri mẫu, nghiền nhỏ, thêm mật ong vào, nặn thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần dùng 20 viên vối cháo gạo.
Trị hắc lào, lang ben
Lấy tri mẫu xay với giấm rồi bôi lên chỗ bị đỏ.
Trị bệnh giáp thư (phần thịt ở móng chan xuất hiện mụn nhọt)
Lấy tri mẫu đốt đen vỏ ngoài, nghiền thành bột rồi xoa lên chỗ bi đau.
Nguồn: Thần Nông Bản Thảo Kinh