Đương quy và công dụng chữa bệnh trong Đông y

Đương quy

ĐƯƠNG QUY

Đương quy

Giải thích tên gọi Đương quy

Đương quy ở đây là chỉ phần rễ của cây đương quy thuộc họ hoa tán, là loại thuốc sử dụng phổ biến, được xem là “phụ khoa thánh dược”. Tương truyền rằng, tên gọi của đương quy biểu thị ý nghĩa người con gál mong chồng quay về. Đúng như trong thơ Đường có câu rằng: “Hổ ma hảo chủng vô nhân chủng, Chính thị quy lai hựu bất quy”, (Hạt vừng giống tốt không người trồng, Đúng là lúc trở về lại không về).

Đương quy vị ngọt, tính ôn. Chủ trị ho, hen suyễn, sốt rét, bệnh ghẻ, ngứa ngáy, lở loét ác tính lâu ngày không khỏi, chấn thương bên ngoài do kim loại, ra máu âm đạo không trong kỳ kinh, bệnh vô sinh…

Đương quy vừa có thể bổ huyết, lại có thế hoạt huyết, kiêm công dụng hành khí giảm đau, nhuận tràng thông tiện. Vị thuốc này quy về tâm kinh, can kinh, tỳ kinh. Vì tim chủ về máu, gan tàng trữ máu, tỳ tổng quản máu, cho nên nó có thể chữa mọi chứng bệnh về máu, được các vị danh y thời cổ đại cho là lương dược chữa các bệnh về máu. Nó còn có công hiệu điều kinh tốt cho nên thường dùng để chữa các bệnh phụ khoa như: Kinh nguyệt không đều, tác kinh, đau bụng kinh và các chứng bệnh thai sản và có hiệu quả điều trị rõ rệt các bệnh như: Huyết hư huyết hàn, huyết ứ, đồng thời có thế tán ứ tiêu sưng, hút mủ, kích thích lên da non. Cho nên đây được coi là vị thuốc có công dụng “trị ngứa lở loét ác tính, chấn thương do kim loại” như trong Bản kinh đã đề cập đến. Đương quy có thể “chủ trị ho do khí trào ngược” như trong Bản kinh nói đến. Nhiều nhà Y học cũng cho rằng, khí huyết đồng hành, huyết hư dẫn đến khí tức không thuận, đương quy có thế bổ huyết ích âm, lợi mạch thuận khí, dưỡng phế bổ thận, do đó có công dụng trị ho do khí trào ngược. Hơn nữa, khi nó kết hợp với thuốc lý khí có thể chữa được chứng huyết hư khí trệ; đồng thời cũng kết hợp các loại thuốc trừ phong, có thể chữa tê đau phong thấp; kết hợp các loại thuốc nhuận tràng lại có thể chữa huyết hư, tràng táo, táo bón. Tóm lại, mọi chứng bệnh do huyết hư, huyết trệ gây ra đều có thể sử dụng đương quy để chữa trị.

Theo quan niệm Đông y truyền thông, dược tính và hiệu quả chữa bệnh của đương quy tùy thuộc vào bộ phận nào của cây được sử dụng. Trương Nguvên Tố đã từng nói: “Ngọn có tác dụng cầm máu, gốc tán máu ứ, thân điều hòa máu, toàn bộ thì vừa tán máu ứ vừa cầm máu”. Trong Bản thảo cương mục lại cho rằng: “Trị trên thì nên dùng phần ngọn, trị giữa thì phải dùng phần thân, trị dưới thì dùng phần gốc, điều trị tổng thể thì phải dùng cả là có đạo lý riêng của nó”. Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh rằng, phần thân của đương quy có công dụng bổ huyết tốt, phần gốc thì lại hoạt huyết, toàn bộ thân cây có thể bổ huyết, hoạt huyết. Đương quy sao với rượu có thê tăng cường công hiệu hoạt huyết; sao với dầu có thể tăng cường chức năng tràng.

Công dụng của Đương quy

Chủ trị ho hen, hen suyễn, sốt rét.

Tán ứ tiêu sưng, hút mủ, kích thích lên da non, có thể trị ngứa lở loét ác tính chấn thương do kim loại.

Trị kinh nguyệt không đều, tắc kinh, đau bụng kinh và các chứng bệnh thai sản, còn có thể chữa huyết hư, huyết hàn, huyết ứ, khí trệ.

Phương thuốc trị liệu của đương quy.

Trị tiểu tiện ra máu

Đương quy 125g giã nát cho thêm 31 rượu đun còn 11, uống hết trong 1 lần.

Trị đau đầu

Đương quy 62g, cho thêm 11 rượu đun còn 600ml, uống ngày 2 lần.

Trị cánh tay tê đau

Đương quy 93g, thái nhỏ, ngâm 3 ngày với rượu. Uống hết lại tiếp tục ngâm uống, đến khi bệnh khỏi thì dừng.

Trị tiêu chảy lâu ngày không khỏi

Đương quy 62g, ngô thù du 31g, Tất cả đem rang thơm lên, lấy riêng đương quy nghiền nhỏ, cho thêm mật ong nặn thành viên bằng hạt ngô, Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm hoặc chảo loãng.

Trị đại tiện khó

Đương quy, bạch chỉ, mỗi loại một 2 lượng thích hợp, mỗi lần uống 6g với cháo loãng.

Trị bách bệnh ở nữ giới

Đương quy 125g, địa hoàng 62g. Hỗn hợp trên nghiền nhỏ, cho thêm mật ong nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần trước bữa ăn uống 15 viên với nước cơm.

Trị chứng đảo kinh

Đầu tiên lấy ước kinh mặc uống,, sau đó lấy phần chót rễ đương quy, hồng hoa, mỗi loại 9g, cho thêm 180ml sắc còn 8 phần, uống khi còn ấm.

Trị tắc kinh ở thiếu nữ

Lấy gốc đương quy, một dược, mỗi loại 3g, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống với hồng hoa ngâm rượu, ngày dùng 1 lần.

Trị huyết khí phụ nữ, bụng dưới đầy hơi, kinh nguyệt không đều, thường buồn nôn, ngủ không ngon giấc.

Đương quy 12g, can tất (nướng đen) 6g. Hỗn hợp trên nghiền nhỏ, cho mật ong vào trộn đều nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 15 viên với rượu ấm.

Trị đau quặn bụng sau khi sinh.

Đương quy 15g, lấy 100ml mật trắng, 240ml nước sắc lên, chia làm 2 lần uống. Uống đến khi có hiệu quả.

Nguồn: Thần Nông Bản Thảo Kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18006845