Chế độ tập thể dục cho người bị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, khi mà cuộc sống của con người ta trở lên vội vàng hơn với mọi thứ. Người ta dần không chú ý đến vấn đề cân bằng chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, hay quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe thường xuyên, nhất là vấn đề tập luyện thể dục thể thao, mà càng quan trọng hơn khi đối  tượng là những người đã mắc phải căn bệnh này. Đây là 1 căn bệnh nguy hiểm nếu không có những biện pháp chữa trị và chăm sóc, phục hồi đúng cách, đặc biệt là trong quá trình người ta mắc phải bệnh này

>> Một số tác dụng phụ của thuốc tây chữa bệnh tiểu đường

>> Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì

Người bị bệnh tiểu đường nên chạy bộ

Một số lưu ý về chế độ tập thể dục dành cho người mắc bệnh

Khi bạn đã được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh, bạn nên thực hiện 1 số sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, tạo lối sống lành mạnh, khoa học và nhất là chú trọng vấn đề thể dục thể thao

Trong bài này chủ yếu nói về chế độ tập thể dục cho người bị bệnh tiểu đường nên tôi chỉ xin góp ý về vấn đề tập thể dục. Còn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, các bạn có thể tham khảo tại các trang web khoa học, đời sống v.v..

Người xưa có câu: “Sức khỏe là vốn quý nhất và từ lâu ai cũng biết là thể dục thể thao là con đường lành mạnh để có cái vốn quý ấy và chỉ có con đường duy nhất này thôi. Ai cũng cần phải tập luyện Thể dục, dù già hay trẻ, người khỏe mạnh hay người bị bệnh, chỉ khác là mỗi người sẽ có chế độ tập luyện riêng phù hợp với sức khỏe của mình.

Đối với người bị bệnh tiểu đường, người bệnh cần chăm chỉ tập luyện thường xuyên, theo 1 quy trình bài bản, lâu dài.

Có 2 đối tượng mà tôi muốn nhắc tới ở đây:

1. Đối với người đã thường xuyên tập luyện Thể dục:

– Có thể tập luyện các bài tập mạnh hơn trước, tăng thời gian luyện tập lên.

– Nếu người bệnh đã có những biến chứng bệnh, có thể chọn các môn thể thao không ảnh hưởng trực tiếp đến chỗ bị đau, như: bơi lội (làm giảm tác động đến các khớp xương), đạp xe tại chỗ thay cho chạy bộ… Phổ biến nhất hiện nay là các bài tập Aerobic nhẹ nhàng.

tap-aerobic-tot-cho-nguoi-bi-benh-tieu-duong

Tập Aerobic tốt cho người bị bệnh tiểu đường

– Nếu đã bị biến chứng ở mắt thì cần chú ý không nên tập các bài tập quá nặng như nâng tạ vì có thể gây tăng áp lực mắt dẫn đến chảy máu mắt

2. Đối với người không thường xuyên tập luyện:

– Nên tập từ từ, từ các bài tập nhẹ nhàng trong thời gian ngắn, sau đó nâng dần thời gian tập luyện lên sau mỗi tuần.

– Chủ yếu là cần tạo cảm giác hứng thú tập luyện cho người bệnh, để người bệnh có thể cảm thấy thoải mái với việc tập luyện, từ đó hình thành thói quen lành mạnh về tập thể dục.

Ngoài ra, người bệnh cần lên thời gian biểu cụ thể cho việc tập luyện, cần chọn thời gian tập luyện phù hợp với thời gian làm việc  và rảnh rỗi của người bệnh để việc tập luyện được liên tục, tránh gián đoạn.

Thêm nữa, mọi người có thể tập luyện theo nhóm để tiện theo dõi chuyển biến về thể trạng cũng như trọng lượng của cơ thể của nhau để phản ánh sự ổn định hay có những điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt,  việc tập luyện theo nhóm cũng để tạo niềm vui, sự lạc quan, yêu đời, tránh cho người bệnh khỏi tâm lí lo lắng, stress, từ đó họ có tinh thần thoải mái và việc tập luyện sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được phần nào quá trình điều trị bệnh của mọi người. Chân thành cảm ơn mọi người đã đọc bài viết!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256