ĐÌNH LỊCH
(Vị thuốc hạ phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)
1. Giải thích tên gọi đình lịch
Đình lịch tử là hạt đã chín của cây rau đay. Căn cứ vào các phương pháp canh tác khác nhau, mà có thể phân thành 2 loại: Hạt đình lịch ngọt và hạt đình lịch đắng. Chủ yếu sống ở vùng Hà Bắc, Liêu Ninh, Nội Mông Cổ.
2. Đặc tính của đình lịch
Đình lịch vị cay, tính hàn. Chủ trị kết hòn sưng đau do khí huyết tích tụ, ăn uống không tiêu, phát sốt, sợ lạnh, có tác dụng phá vỡ tích tụ.
Lý Thời Trân đã từng nói: Đình lịch có 2 loại, ngọt và đắng, giống như bò có 2 loại bò đen và bò trắng; nhanh chậm khác nhau, lại giống như hồ lô có 2 vị ngọt và đắng, tốt và độc có sự phân biệt rõ ràng. Đình lịch vị ngọt tính tiết chậm, tuy thông phổi nhưng không ảnh hưởng đến dạ dày. Đình lịch vị đắng, thông phổi nhưng cũng dễ làm thương tổn đến dạ dày, cho nên cần dùng kết hợp với đại táo. Vị thuốc này dùng trị chứng phù thũng phổi.
Y học hiện đại thường cho rằng, đình lịch có vị cay, đắng, tính hàn lớn, nó quy về phế, bàng quang, đại tràng kinh. Vị cay có thể tán, vị đắng thì giúp thanh nhiệt giải độc, vào phế kinh có tác dụng tiết khí uất kết trong phổi, giảm ho, cho nên thường dùng để loại trừ các chứng như uất khí trong phổi, đờm nhiều gây tắc, ho không dứt. Vì đình lịch quy bàng quang kinh, cho nên còn có tác dụng thông lợi thủy đạo, có hiệu quả rất tốt đối với chứng tiểu tiện không thông, mắt và mặt phù thũng. Vì nó vào đại tràng, lại có thể thông tiện, dùng để chữa phù thũng ở phần bụng, nhưng dùng lâu dài có thể sẽ làm cho người cảm thấy suy nhược, mệt mỏi. Đúng như trong sách Bản thảo hại lợi đã viết: “Trừ thực khí trong phổi, hạ khí, tiêu đờm, giúp bình ổn hơi thở, thông kinh mạch, lợi thủy đạo”. Nhưng vị đắng, tính hàn lớn, chua, thông phổi mà để làm ảnh hưởng đến dạ dày, nên thận trọng khi dùng nó, ngoài ra còn có thể điều hòa kinh nguyệt.
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh, đình lịch có chứa các thành phần có ích như: Lá chứa 18% tro giàu kali, hạt chứa 25% dầu béo và có vết của một alcaloid đắng rất tốt cho tim. Nhưng nó chuyên thông khí ở phổi, cho nên không thích hợp dùng nhiều, thường dùng với lượng từ 3 – 10g, hơn nữa những người phổi hư, thở gấp, tỳ hư, phù thũng không được dùng đình lịch.
3. Khái quát công dụng của Đình lịch
– Trị kết hòn sưng đau do khí huyết tích tụ, ăn uống không tiêu hóa, phát sốt, sợ lạnh.
– Loại trừ chứng như thực khí trong phổi, đờm nhiều gây tắc, ho không dứt.
– Có tác dụng thông lợi thủy đạo, có hiệu quả rất tốt đối với chứng tiểu tiện không thông, mắt và mặt phù thũng.
– Có thể điều hòa kinh nguyệt.
4. Phương thuốc trị liệu của Đình lịch (tham khảo)
Trị phù thũng tính dương
Lấy 31g đình lịch ngọt (một nửa sao lên rồi nghiền nát), 62g bột hán phòng kỷ. Các loại thuốc trên hòa với tiết vịt rồi nghiền thật nát, nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 5 – 10 viên, mỗi ngày 3 lần, thấy tiểu tiện thông là được.
Trị thân thể phù thũng
Lấy 125g đình lịch (sao) tán nhỏ, chế với táo bỏ hạt nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 15 viên với nước của vỏ cây dâu trắng. Mỗi ngày dùng 3 lần.
Trị đờm thấp, thở gấp
Lấy đình lịch ngọt sao lên rồi tán nhỏ, thêm táo bỏ hạt vào rồi nặn thành viên để dùng.
Phổi tắc gây khó thở, thở gấp
Lấy đình lịch sao vàng, tán nhỏ, thêm mật vào nặn thành viên bằng viên đạn. Trước khi uống, đầu tiên lấy 20 quả đại táo, thêm 3 lít nước, sắc lấy 2 lít, sau đó bỏ 1 viên thuốc vào, tiếp tục đun đến khi còn 1 lít, uống hết 1 lần.
Trí sâu răng
Lấy đình lịch, hùng hoàng, mỗi loại một phần, tán nhỏ, điều chế với mỡ lợn rồi bôi lên chỗ răng sâu.
Trị tiểu tiện khó, đau âm ỉ ở bụng dưới
Lấy 6g đình lịch, thông thảo, phục linh, mỗi loại 9g. Các loại thuốc trên sau khi giã rồi sàng qua, mỗi lần dùng 1g với nước, mỗi ngày 3 lần.
Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh