Đau dạ dày (Viêm loét dạ dày tá tràng) trong Đông Y gọi là chứng Vị quản thống. Đó là kết quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng (HCl và Pepsine) và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng (chất nhày và HCO3).
1. Vì sao nghệ và mật ong lại chữa được đau dạ dày
Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm khuẩn vừa mau lành lại không để sẹo xấu. Tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày nhiều người hay dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Ngoài ra, nghệ còn ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các nơi khác.
Đọc thêm>>
. Chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam
Mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa đường glucoza, đường hoa quả… và rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E,… Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axít nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi. Chính vì thế nên người ta thường dùng nghệ và mật ong chữa đau dạ dày.
2. Cách dùng mật ong và nghệ để chữa đau dạ dày
– Với nghệ vàng, bạn có thể dùng 50g củ nghệ tươi, rửa sạch bỏ vỏ, đâm lấy nước pha với mật ong uống trong ngày. Tốt nhất là nên sử dụng sản phẩm tinh bột nghệ hay bột nghệ sạch đã tách tinh dầu và các chất cặn bã. Uống từ 2 – 4 tuần.
– Dùng mật ong với liều, 3 muỗng cà phê 1 lần, ngày 3 lần, uống trước bữa ăn. Bạn có thể uống mật ong nhiều hơn liều đã hướng dẫn cũng không sao. Tuy nhiên nhớ là phải mua đúng mật ong thứ thiệt ở công ty ong mật.
– Nếu dùng chuối tiêu đễ chữa bệnh này, bạn nên lấy quả chuối hột già xắt mỏng, phơi khô trong bóng râm, rồi tán bột. Ngày uống 3 lần trước mỗi bữa ăn, mỗi lần 2 thìa cà phê bột chuối uống với nước nóng. Dùng liền 15 ngày.
Tuy nhiên, chuối còn có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn, yếu phổi, hen suyễn, sốt rét thì không nên dùng.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.