Thành phần Kiên tỳ tiêu thực gồm những gì? Cơ chế tác dụng thế nào?

kiện tỳ tiêu thực

Kiện tỳ tiêu thực dùng cho các trường hợp trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn, còi xương. Thành phần của sản phẩm là các dược liệu thiên nhiên rất tốt cho người sử dụng.

kiện tỳ tiêu thực

Thành phần của Kiện tỳ tiêu thực

Kiện tỳ tiêu thực là một sản phẩm được công ty cổ phần dược phẩm PQA nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm này dùng cho các trường hợp trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn, còi xương.

Thành phần của sản phẩm là các dược liệu thiên nhiên được ứng dụng từ bài thuốc y học cổ truyền. Trải qua nhiều công đoạn và nghiên cứu tỉ mỉ, công ty cổ phần dược phẩm PQA cũng sản xuất thành công sản phẩm Kiện tỳ tiêu thực để đáp ứng nhu cầu của trẻ bị suy dinh dưỡng.

Thành phần gồm có:

Sơn tra: 25,0g

Hoài sơn: 25,0g

La bạc tử: 2,5g

Liên kiều: 12,5g

Trần bì: 12,5g

Liên kiều: 12,5g

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Cơ chế của các vị thuốc trong Kiện tỳ tiêu thực

Xuất xứ công thức: Từ bài thuốc cổ phương “ Tiêu thực hoàn”, trong sách  Bài giảng y học cổ truyền (Dùng cho học viên chuyên khoa định hướng Y học cổ truyền ), tập 2, trang 339, bỏ Bán hạ

Sơn tra (Táo mèo) (Theo Dược điển Việt Nam V, trang 1319)  

Tính vị, quy kinh: Toan, cam, ôn. Vào các kinh tỳ, vị, can.

Công năng, chủ trị: Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm.

Chủ trị: Ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 8 g đến 20 g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Hoài sơn (Củ mài) (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 557)

Tính vị, công năng: Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khát.

Công dụng: Trong y học cổ truyền hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi.

Liều dùng: Ngày uống 10 – 20 g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Hoài sơn với quả giun, hạt keo, ý dĩ có tác dụng chữa trẻ em cam sài, gầy yếu, bụng ỏng đít beo, kém ăn nôn trớ.

La bặc tử  (Cải củ) (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 331)

Tính vị, công năng: Hạt củ cải (La bặc tử) có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, tiêu thức ăn.

Công dụng: Hạt cải củ được dùng chữa ăn không tiêu, sốt, ho nhiều đờm, hen suyễn,, bụng đầy chướng, nôn mửa. Ngày uống 10 -15 g dưới dạng thuốc sắc

Liên kiều (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập II, trang 155)

Tính vị, công năng: Liên kiều có vị đắng, tính mát, vào các kinh: Tâm, can, đởm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, tiêu thũng.

Công dụng: Liên kiều được dùng chữa phong nhiệt, cảm sốt, họng sưng đau, mụn nhọt, phát ban, mẩn ngứa, mày đay, tràng nhạc, lao thận, viêm thận cấp, tiểu tiện khó.

Liều dùng: Ngày 10 – 30 g (dùng riêng), 6 – 12 g (phối hợp với các vị thuốc khác) dưới dạng sắc nước uống hoặc để rửa ngoài.

Trần bì (vỏ quýt) (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập II, trang 555)  

Tính vị: Trần bì có vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh tỳ và phế, có tác dụng lý khí, táo thấp, hóa đờm, kiện vị.

Công dụng:

Trong y học cổ truyền, trần bì là một vị thuốc thông dụng đối với nam giới, nên có câu “nam bất thiếu trần bì, nữ bất ly hương phụ” có nghĩa là chữa bệnh cho đàn ông không thể thiếu trần bì, cho phụ nữ không thể thiếu hương phụ.

Theo kinh nghiệm dân gian, trần bì chữa ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, ho tức ngực, nhiều đờm. Liều dùng hàng ngày 4-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Thần khúc (Theo những cây thuốc và vị thuốc việt nam, NXB Y học NXB Thời đại, của GS-TS Đỗ Tất Lợi, trang 358)

Công dụng và Liều dùng:

Thần khúc là một vị thuốc nhân dân. Sách cổ ghi về thần khúc như sau: Vị cay, ngọt, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng tiêu thực, hành khí, kiện tỳ, dưỡng vị, dùng chữa các bệnh về cảm mạo trong 4 mùa, cảm lạnh, cảm nắng, ăn uống không tiêu, miệng nôn, đi ỉa lỏng, lỵ, làm lợi sữa.

Ngày dùng 9-18g, có thể tới 40g dưới hình thức thuốc sắc hoặc thuốc bột, có khi sao lên mới dùng.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256