Vị thuốc Sài Hồ và công dụng chữa bệnh

Dược liệu sài hồ

SÀI HỒ

Dược liệu sài hồ

Giải thích tên gọi sài hồ

Sài hồ tức là loại rễ khô của cây sà hồ lá nhỏ hay nhóm thực vật họ hoa tán, dựa vào tình trạng khác nhau được phân làm 2 loại: Bắc sài hồ và Nam sài hồ. Người ta thường đào hái sài hồ vào mùa xuân và mùa thu, bỏ thân lá, bùn cát, phơi khô, bảo quản.

Bản kinh có viết: Sài hồ vị đắng, tính bình. Chủ trị chứng khí tích tụ trong ngực bụng, tràng vị, chức năng tiêu hóa kém, ăn uống không tiêu, sốt do cảm lạnh, có thể trục khí đục trong cơ thể, tiếp nạp khí thanh trong. Người bệnh dùng lâu dài khiến cho thân thể nhẹ nhõm; đồng thời có thể chữa các bệnh về mắt, cải thiện thị lực, bổ sung vi chất, nâng cao vai trò, chức năng của tạng phủ.

Sài hồ quy về can kinh, đảm kinh, công hiệu chính là thăng đảm khí, giải ứ trệ trong gan. Đông y cho rằng, chức năng tạng phủ đều được quyết định bởi mật, sài hồ có công năng tiết tháo, trừ tà hỏa, do tính chất của nó là nhẹ mà thanh trong, cho nên có thể thăng đảm khí. Khi đảm khí đã thông, các chức năng của tạng phủ tự nhiên sẽ được cải thiện. Tiếp theo là tâm trạng không tốt như: Buồn bực, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tạng phủ, dẫn đến mất cân bằng các hoạt động. Cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là gan, từ đó gây ra chứng gan ứ trệ (suy giảm chức năng thải độc); gan ứ trệ sẽ dẫn đến ăn uống không tiêu, tiêu hóa kém, đau tức ngực và sưng đau mắt đỏ, đau đầu, chóng mặt như trong Bản kinh đề cập đến. Vì sài hồ có tác dụng sơ can giải uất, do đó về căn bản có tác dụng trị liệu rất tốt đối với những chứng bệnh trên.

Theo lý luận Đông y, tinh huyết của gan và thận đều cùng một nguồn, gan ứ trệ dẫn đến cơ năng của thận bị tổn thương, từ đó gây ra các bệnh nam khoa như: Liệt dương, vô tinh, không xuất tinh. Sài hồ có thể giúp khí huyết lưu thông, tâm tư thoải mái, cho nên đây là vị thuốc tốt giúp sơ can giải uất, có thể thông qua khai thông can kinh để chữa các bệnh nam khoa. Đó chính là công hiệu “ích tinh” như 1 trong Bản kinh đã nói.

Trong lâm sàng hiện đại, sài hồ thường dùng để thông tán nhiệt, sơ can giải uất, thăng dương khí. Thông tán nhiệt thể hiện ỏ việc chữa các chứng hàn nhiệt (sợ lạnh kết hợp với sốt cao), miệng khô đắng, tâm phiền, khí nghịch, cảm mạo, sốt…; sơ can giải uất thể hiện ở việc có thể chữa trị tình trạng can khí ứ trệ, đau tức hai bên sườn, kinh nguyệt không đều; thăng dương thể hiện ở việc có thể chữa các chứng như: Liệt dương, khí hư hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày dẫn đến sa trực tràng, sa tử cung.

Công dụng của sài hồ

Trị các chứng bệnh như Ăn uống không tiêu, tiêu hóa kém, đau tức ngực và sưng đau mắt đỏ, đau đầu chóng mặt.

Trị chứng hàn nhiệt (sợ lạnh kèm theo sốt cao), miệng khô đắng, tâm phiền  khí nghịch, sơ can giải uất

Công hiệu chính là thăng đảm khí, sơ can giải uất

Dùng để chữ chứng can khí ứ trệ, đau tức hai bên sườn, kinh nguyệt không đều, liệt dương, khí hư hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày dẫn đến sa trực tràng và sa tử cung.

Phương thuốc trị liệu của sài hồ

Trị thương hàn nhiệt nồng

Sài hồ 125g, cam thảo 31g. Mỗi lần lấy 9g hỗn hợp trên đun lấy nước và uống hết trong 1 lần.

Trị chứng trẻ nhỏ nóng trong, cơ thể nóng như lửa, đổ mồ hôi trộm, ho, phiền khát

Sài hồ 125g, đan sa 9g. Hỗn hợp trên nghiền nhỏ, trộn với mật lợn và hấp chín với cơm, nặn thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 1 viên với canh đào nhân, ô mai. Ngày uống 3 lần.

Trị phát nhiệt do hư lao

Sài hồ, nhân sâm mỗi loại lấy 9g, nấu vối nước gừng, táo.

Trị vàng da do thấp nhiệt

Sài hồ 31g, cam thảo 7,8g, bạch mao căn một nắm nhỏ. Cho 240ml nước sắc lên còn 7 phần, chia ra uống hết trong ngày.

Trị hoa mắt

Sài hồ 7,8g, quyết minh tử 23g. Hỗn hdp trên nghiền nhỏ, cho thêm sữa vào trộn đều, bôi vào mắt.

Trị tiêu chảy do tích nhiệt

Sài hồ, hoàng cầm, mỗi loại một lương thích hợp. Tất cả sắc với lượng rượu. nước bằng nhau, sắc còn lại 7 phần, uống ấm khi đói.

Nguồn: Thần Nông Bản Thảo Kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18006845