Bệnh ho thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bạn bị ho như: do thời tiết thay đổi, bạn bị viêm xoang, bị dị ứng, bị hen xuyễn…Kèm theo những cơn ho kéo dài sẽ làm cho cơ thể của bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu hơn rất nhiều.
Ho là một phản xạ tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đờm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như: thức ăn, bụi… nhưng tùy nguyên nhân mà tính chất ho và đặc điểm bệnh lý khác nhau
Nguyên nhân gây ho ở người lớn
Các nguyên nhân khiến người lớn bị ho thường gặp nhất:
– Ho do viêm mũi dị ứng,
– Ho do nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut)
– Ho do tiếp xúc với các chất kích thích như: khói, bụi, khí trời lạnh
– Ho do dùng thuốc, chủ yếu là thuốc Tây điều trị tăng huyết áp (loại ức chế men chuyển và chẹn bêta)
– Ho do trào ngược dạ dày thực quản; ho do các bệnh về phổi: bệnh phổi kẽ, ung thư phổi, giãn phế quản, viêm thanh quản, viêm màng phổi…)
– Ho do các bệnh về tim: suy tim, hẹp van hai lá, phình động mạch chủ…
Nguyên nhân khiến bé bị ho
Bất cứ bà mẹ nào cũng cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi con mình bị ho, nhất là những cơn ho dai dẳng và khiến không ít chị em cồn cào như lửa đốt vào giữa đêm. Những tiếng khò khè cùng hơi thở nặng nhọc của con là nỗi ám ảnh của các bà mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ biết cách theo dõi và lắng nghe các cơn ho của bé, rất có thể sẽ phát hiện sớm căn bệnh đang có trong cơ thể con mình để điều trị cho bé kịp thời.
Bé bị ho do cảm cúm
– Bé bị khản giọng, ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày hay đêm
– Những biểu hiện khác: Mẹ thấy bé bơ phờ, mệt mỏi và bé than cổ họng bị rát, như có gì đang lạo xạo trong họng và thấy đau đầu, đau lưng hay đau chân. Bé bị sổ mũi, sốt và có khi lại thấy buồn nôn.
Bé bị ho do cảm lạnh
– Bé ho ướt (ho có đờm, sặc nước bọt) nhưng hơi thở không bị khô, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm
– Những biểu hiện khác: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, và có khi sốt nhẹ (nhiệt độ thường là 38,6 độ C)
Viêm tắc thanh quản:
– Tiếng ho chát chúa, khô khốc và khác biệt so với các cơn ho khác và thường bắt đầu vào buổi đêm. Tiếng ho của trẻ bị viêm tắc thanh quản không giống như bất cứ một cơn ho bình thường nào mà các mẹ biết.
– Những biểu hiện khác: Căn bệnh này của trẻ thường trở nên tệ hơn vào ban đêm và đỡ hơn vào ban ngày, bé có thể bị sốt nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn mặt bé tím lại, hơi thở gay gắt và có tiếng the thé khi bé hít vào, hơi giống với tiếng rít khi trẻ khóc thét lên.
Bé bị ho do bị bệnh hen, hen suyễn
– Cơn ho của bé dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và trở nên tệ hơn vào ban đêm hoặc có biểu hiện dị ứng với phấn hoa, thời tiết lạnh, lông hoặc mùi động vật, bụi bẩn và khói.
– Những biểu hiện khác: Bé thở nhanh, gấp và tiếng thở bị khô, khò khè
Ho do dị vật đường hô hấp:
Ho sặc sụa, mặt tím tái, có tiếng thở rít, người ngột ngạt như sắp chết. Khi dị vật xuống sâu và ổn định thì đỡ ho, đỡ khó thở. Dị vật gây viêm nhiễm thì ho có đờm hoặc có máu, ho dai dẳng, sốt cao, đau ngực.
Viêm phổi:
Sốt cao, rét run, đau ngực, ho có đờm quánh, dính, màu rỉ sắt. Bạch cầu trong máu tăng cao. Chụp Xquang phổi có hình ảnh viêm phổi.
Cách phòng và chữa ho tại nhà
Mùa lạnh, cần giữ ấm thân thể, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột kéo dài. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh xa những người bị cảm mạo hay viêm mũi cấp tính.
Cách chữa ho từ mật ong hấp quất nguyên vỏ:
Dùng quất rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả quất, bỏ hạt, thái lát mỏng cho vào bát tô. Sau đó đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy chừng 10 – 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật ong thành 1 thứ sánh đặc như siro. Để nguội, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cafe. Khi uống bạn có thể cho thêm vài hạt muối, không nuốt nga mà ngậm 5s trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, ngứa rát, khản tiếng do ho mang lại.
Cách chữa ho từ me, gừng, nước cốt chanh
Để trị ho, người lớn mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần một muỗng canh. Trẻ em cũng uống mỗi ngày 4 lần nhưng mỗi lần một muỗng cà phê. Si rô này cần được bảo quản trong tủ lạnh.
Cách chữa ho từ tỏi
Dùng 2 – 3 tép tỏi, bóc vỏ và cho vào bát nhỏ, thêm 1 thìa đường và nửa bát nước. Đun sôi với lửa thật nhỏ khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Đợi cho nước còn hơi ấm hãy ăn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.