Trẻ sơ sinh bị trớ sữa phải làm sao?

Hiện tượng trớ sữa ở trẻ nhỏ thường do sinh lý, cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh như hẹp thực quản, tắc ruột… Việc nhận biết các dấu hiệu kèm theo sẽ giúp bà mẹ và người trong gia đình xử lý đúng trong các trường hợp này

Trẻ bị nôn trớ

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Trớ sữa có liên quan đến đặc điểm giải phẫu và do hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện. Dạ dày của người trưởng thành nằm theo chiều hơi nghiêng, có thượng vị và môn vị phát triển như nhau. Còn trẻ sơ sinh, dung tích dạ dày còn nhỏ, cơ môn vị phát triển, đóng rất chặt, cơ thượng vị chưa phát triển, mở rất lỏng. Vì vậy khi trẻ ăn quá no hoặc nuốt không khí quá nhiều dễ bị trớ sữa, nó không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của bé

2. Các trường hợp trớ sữa ở trẻ

a. Trớ sữa do sinh lý

– Bình thường, khi trẻ bú, sữa đi qua miệng, xuống thực quản, đi qua tâm vị (van có chức năng ngăn thức ăn đi ngược từ dưới lên) rồi vào dạ dày. Tại đây, sữa được hấp thu một phần, sau đó di chuyển xuống ruột. Giữa dạ dày và ruột cũng có một van có chức năng giống như tâm vị, gọi là môn vị.

– Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ 1-2 tháng tuổi, đường tiêu hóa phát triển và hoạt động chưa hoàn chỉnh, dễ gây ra những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Chẳng hạn các van hoạt động không đồng bộ hoặc không còn tính một chiều, khiến sữa trào ngược ra ngoài.

– Ngoài ra, nếu trong quá trình bú, bé có nuốt hơi và sau đó được đặt nằm ngang (bằng đầu) hoặc nghiêng bên phải, bé cũng dễ bị trớ sữa. Đó là do tình trạng có hơi trong dạ dày và tư thế nằm không đúng đã khiến môn vị (ở dưới) đóng quá chặt, trong khi tâm vị (ở trên) lại lỏng lẻo, sữa bị đẩy ngược lên và ra ngoài.

b. Trớ sữa do bệnh lý

– Dị tật ở đường tiêu hóa (hẹp thực quản, tá tràng): Bé trớ sữa liên tục, kể cả khi không bú.

– Bệnh đường tiêu hóa (tắc ruột, lồng ruột): Bệnh hay gặp ở trẻ sau 3 tháng tuổi. Trẻ đang bú bình bỗng khóc thét lên, ưỡn bụng, nôn thốc tháo, bụng có thể nổi phồng lên… Cần  xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt.

– Bệnh đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm VA, amiđan): Trẻ quấy khóc, chảy nhiều nước bọt, đờm nhớt, nghẹt mũi, thở khò khè…

3. Cách khắc phục trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị chớ sữa các mẹ thường dùng những sản phẩm chống nôn tân dược thường có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương làm cho trí não chậm phát triển, rối loạn trương lực cơ, giãn đồng tử, loạn thị, đi lại chậm chạp, mất thăng bằng, ăn chậm, nói chậm… nên các bà mẹ phải thật thận trọng khi cho bé sử dụng.

PQA Đinh hương tai hoàng

Thông tin chi tiết

PQA Đinh Hương Tai Hồng là dược phẩm thảo dược hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giảm các triệu chứng: Đầy bụng, nôn do đau bụng lạnh cho người tiêu hóa kém, đau bụng lạnh, đầy bụng, nôn.

Lý luận đông y cho rằng trẻ nhỏ tạng phủ còn non yếu, tỳ vị bất túc, sức chống đỡ với ngoại tà còn kém mà dễ mắc bệnh. Hàn tà thuộc âm tà vào tỳ vị gây nên chứng đầy bụng, chậm tiêu, khí đi ngược đường mà sinh ra nôn nấc. Trong pháp điều trị cần sử dụng các thuốc ấm nóng để đuổi hàn tà, dùng thuốc hành khí giáng nghịch mà đưa khí đi đúng đường sẽ không gây nôn trớ.

Bài thuốc Đinh hương thị đế thang chủ trị chứng nấc cục do bệnh lâu ngày cơ thể hư yếu, trung tiêu hư hàn sinh ra. Thường có các triệu chứng như nấc cục, nôn, mồm nhạt, chán ăn, bụng đầy, ngực tức, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì. Trong đó

Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn giáng nghịch chỉ ách là chủ dược.

Đảng sâm bổ trung ích khí.

Sinh khương tán hàn giáng nghịch.

Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng ích vị khí, tán vị hàn, giáng vị khí nghịch.

Dựa theo pháp điều trị bệnh với các thảo dược quý công ty dược phẩm PQA đã nghiên cứu, ứng dụng sản xuất nên sản phẩm PQA Đinh Hương Tai Hồng giúp ấm tỳ vị, tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ hết nôn trớ.

GIẢI PHÁP TẠI NHÀ

1. Chăm sóc trẻ đúng cách 

– Cho trẻ bú đúng cách : ngậm đúng khớp, trẻ nằm hơi nghiêng và đầu cao

– Vỗ ợ ơi cho trẻ sau cữ bú

– Mặc quần áo, tã rộng rãi, tránh quấn chặt.

– Mẹ ăn uống đồ ăn đủ dinh dưỡng sạch sẽ, vệ sinh bình ti, đầu vú khi cho con bú.

2. Không nên

– Không để trẻ bị lạnh

– Mẹ không ăn uống đồ lạnh, đồ lâu ngày

3. Sinh hoạt

– Cho trẻ ăn theo cữ đều đặn, tránh nô đùa trong bữa ăn.

– Giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh gió lạnh.

Số đăng ký: 1057/2021/ĐKSP

XNQC Số: 1276/2021/XNQC-ATTP

Lưu ý:

– Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

– Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256