Lưu ý khi bị ho có đờm
Mùa lạnh, thời tiết khắc nghiệt khiến nhiều người hay mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp, một trong số đó là ho có đờm. Nguyên nhân của các cơn ho đờm là sự tăng tiết nhầy sau khi bị viêm họng, viêm xoang, ngạt mũi, làm tắc nghẽn đường thở khiến cổ họng ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh ho có đờm có thể gây sốt, đau đầu hoặc không và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, nhưng chủ yếu ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của trẻ thường yếu hơn người lớn. Căn bệnh này có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt người bệnh, một phần do bệnh thường trở nặng về đêm và sáng sớm với những cơn ho khó dứt.
Xem thêm:
>> Bệnh ho khan và cách chữa trị
Ho có đờm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn ho khan. Người bị ho có đờm nếu nặng dễ dẫn đến tắc thở, tử vong nếu đờm tích tụ quá nhiều trong cổ họng mà không được đẩy ra ngoài.
Nguyên nhân gây ho có đờm là sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cổ họng ngứa ngáy khó chịu và làm cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi đờm trong cổ họng tăng quá mức bình thường thì cơ thể xảy ra một phản xạ tự nhiên là ho – bật mở nắp thanh quản một cách mạnh mẽ để đẩy dị vật ra ngoài là đờm.
Tuy nhiên đờm trong cổ họng thường nhầy và có độ dính vào thành cổ họng nên một cơn ho rất khó tống đờm cho nên chúng ta thường có cảm giác muốn ho liên tục cho đến khi cục đờm ra khỏi cổ họng thì mới hết đỡ cảm giác khó chịu và đơn ho. Tuy nhiên, hết cục đờm này thì chất nhầy lại tiếp tục được tạo ra và tạo thành cục đờm khác trong cổ họng. Quá trình này kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu cho người bị ho có đờm đặc biệt vào ban đêm khi các cơn ho kéo dài khiến cả người bệnh lẫn người khỏe mất ngủ theo.
1. Những nguyên nhân gây làm tăng sự tiết dịch nhầy trong cổ họng dẫn đến ho có đờm
– Thời điểm giao mùa là thời gian gây nên ho có đờm nhiều nhất đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi.
– Bị lây virus gây ho có đờm qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành.
– Người bị dị ứng với không khí chứa nhiều phấn hoa, nước hoa, bụi, khói, ô nhiễm
Phấn hoa
– Người hút thuốc lá trực tiếp và hít khói thuốc. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn bệnh ho có đờm mạn tính rất nguy hiểm
– Cơ thể nhiễm các loại virus bệnh sởi, ho gà, thủy đậu sẽ xảy ra biểu hiện bệnh của cơ thể là ho có đờm.
– Là dấu hiệu cơ thể bị các bệnh nghiêm trọng: viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn. Ho khan
2. Cách phòng bệnh ho có đờm
– Giữ ấm, tránh bị lạnh ẩm kéo dài.
– Dọn dẹp nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, bụi bẩn và vi khuẩn có thể là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng, gây ho.
– Khi ra ngoài đường hoặc dọn dẹp nhà cửa phải đeo khẩu trang cẩn thận.
– Hạn chế tiếp xúc với nhưng người bị cảm hay viêm mũi cấp tính.
– Hạn chế ăn đồ lạnh, tắm nước lạnh.
– Tăng cường ăn nhiều hoa quả, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng.
– Nếu có biểu biện của bệnh cần được điều trị ngay, không nên kéo dài.
3. Ho có đờm cần chú ý
– Nên uống nhiều nước để đờm trong cổ họng loãng ra giúp người bệnh dễ thở hơn và dễ tống đờm ra ngoài trong khi ho. Nên uống nước ấm, tuyệt đối không uống nước lạnh và sử dụng đồ ăn lạnh.
– Tuyệt đối không dùng thuốc cắt cơn ho. Thuốc cắt cơn ho chỉ áp dụng trong trường hợp ho khan, nếu ho có đờm mà dùng thuốc thì sẽ dẫn đến đàm tích tụ nhiều ở cổ họng gây tắc thở mà tử vong.
7 Cách trị ho có đờm từ dân gian
Trong trường hợp ho có đờm ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng những cách tiêu đờm từ các nguyên liệu tự nhiên sau đây để cải thiện tình trạng vướng víu, khó chịu ở vòm họng.
1. Nước ép củ cải trắng
Theo Đông y, củ cải trắng có tính mát, vị thanh, hạt củ cải có vị cay ngọt và tính bình thường được sử dụng để điều trị các trường hợp bệnh như viêm khí quản, bụng không tiêu. Ngoài ra, loại củ này còn có tác dụng chữa trị thổ huyết, chảy máu cam, hội chứng lý, khan tiếng, đái tháo đường,… Bên cạnh các công dụng này, củ cải trắng còn được sử dụng với mục đích tiêu đờm, giảm ho.
+ Cách trị ho có đờm bằng củ cải trắng, mật ong và gừng được thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị 1kg củ cải trắng, 250ml gừng và 300ml mật ong.
- Củ cải rửa sạch dưới vòi nước, bỏ vỏ và thái hạt lựu rồi cho vào máy ép lấy nước
- Gừng rửa sạch, bỏ vỏ và thái lát mỏng
- Sau đó, cho gừng và nước ép củ cải trắng vào ấm, đun sôi nhỏ lửa
- Sau khoảng 10 phút, tắt bếp, thêm mật ong vào và tiếp tục đun
- Sau khi nước sôi trở lại, tắt bếp, chờ nguội và cho vào lọ thủy tinh, bảo quản dùng dần
+ Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 5ml. Nếu cảm thấy khó uống có thể pha hỗn hợp nước ép củ cải, mật ong và gừng với một chút nước ấm và uống.
Cách trị ho có đờm bằng củ cải trắng được xem là phương pháp điều trị an toàn, có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ con. Và để bài thuốc dân gian này mang lại kết quả điều trị khả quan, bệnh nhân nên uống liên tục trong 3 ngày.
2. Chanh
Chanh ngoài công dụng cung cấp vitamin C, giúp nâng cao sức đề kháng chống bệnh tật, các hoạt chất trong chanh còn giúp giảm ho và làm loãng dịch nhầy.
Người bệnh có thể thực hiện cách trị ho có đờm bằng chanh qua các bước đoan giản sau đây:
- Chanh tươi rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt và vắt lấy nước cốt
- Lấy một muỗng cà phê nước cốt chanh pha với 100 ml nước ấm
- Sau đó, thêm vào 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày
Bên cạnh cách trị ho có đờm này, người bệnh có thể thái chanh thành từng lát mỏng, trộn với ít muối và ngậm 2 – 3 lần mỗi ngày, giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm.
3. Lá húng chanh (tần dày lá)
Theo Y học cổ truyền, lá húng chanh có tính ấm, vị cay và mùi thơm có tác dụng tiêu đờm, phát tán phong hàn, sát khuẩn và có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm và trị ho.
+ Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng vài lá húng chanh đem rửa sạch, thái nhỏ
- Sau đó, trộn chung với đường phèn và một ít mật ong đem hấp cách thủy
Với cách trị ho có đờm này, mỗi ngày người bệnh nên uống 2 lần. Uống liên tục vài ngày giúp thông cổ, trị đờm và giảm ho.
4. Gừng
Gừng là một trong những bài thuốc chữa ho có đờm tại nhà được nhiều bệnh nhân sử dụng. Ngoài tác dụng thông mũi và chống nhiễm trùng, với đặc tính ấm gừng giúp làm loãng đờm và giảm triệu chứng đau rát, gây kích thích ho ở vòm họng.
+ Cách làm sau đây:
- Gừng tươi đem bóc vỏ và rửa sạch
- Sau đó, thái thành từng lát mỏng và cho vào cốc nước ấm hãm trong vòng 5 phút
- Pha thêm một ít mật ong và uống vài lần trong ngày
Áp dụng cách trị ho có đờm này vài ngày, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm ngay sau đó.
5. Nước muối
Theo các chuyên gia, nước muối có tác dụng sát trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng làm giảm cảm giác ngứa rát ở cổ họng và hỗ trợ làm tiêu đờm, rất thích hợp đối với những bệnh nhân ho có đờm.
Với cách trị ho này, bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 chút muối tinh nguyên chất hòa tan với cốc nước ấm và dùng súc miệng vào mỗi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối, giúp làm dịu cổ họng và giảm ho có đờm.
6. Rau diếp cá
Với đặc tính thải độc và tiêu đờm, các cách trị ho có đờm bằng rau diếp cá đang được nhiều người bệnh lựa chọn bởi vừa an toàn, dễ thực hiện mà lại chi phí thấp.
+ Cách làm đơn giản như sau:
- Sử dụng một nắm rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 10 phút rồi vớt ra để ráo
- Sau đó, giã nát và trộn với một bát nước vo gạo
- Tiếp đó, cho vào nôi và đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút, tắt bếp
- Lọc bỏ bã và lấy phần nước, chờ nguội và uống
Để làm loãng đờm và cải thiện ho, bệnh nhân chỉ cần uống 1 – 2 lần nước diếp cá với nước vo gạo. Kiên trì uống 2 – 3 ngày, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
7. Hạt tiêu đen
Nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm và khả năng làm loãng dịch nhầy, hạt tiêu đen kết hợp với sữa tươi giúp chữa ho có đờm. Rất đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng vài hạt tiêu đen cho vào cốc sữa nóng rồi khuấy đều. Uống nước này vào mỗi tối trước khi đi ngủ giúp giảm dần chứng ho, đồng thời làm sạch dịch đờm.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.