Đặc tính công dụng của Mai Thực

Công dụng Mai Thực

MAI THỰC

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Công dụng Mai Thực

1. Giải thích tên gọi Mai thực

Mai thực cũng được còn được gọi là ô mai, là loại thực vật thuộc họ tường vi. Quả của nó sau khi chín được gia công thêm mà thành (ô mai). Vào khoảng trước hoặc sau tiết Lập hạ, tức khoảng tháng 5 thì thu hoạch. Loại lớn, hạt nhỏ, dày cùi, vỏ ngoài đen, sáng nhuận, vị chua đó là loại tốt.

2. Đặc tính của Mai thực

Mai thực vị chua, tính bình. Có thể giúp khí thượng nghịch thuận hành, tiêu trừ tà nhiệt tích tụ, an định tinh thần, giải trừ các trạng thái buồn phiền, tiêu trừ cơn đau đến chân, trị liệt nửa người gây tê liệt và bắp thịt không còn cảm giác, đồng thời còn có thể tiêu trừ nốt ruồi và phần thịt hoại tử.

Mai thực quy về can, tỳ, phế, đại tràng kinh. Vì nó có vị chua nên có thể hành hạ khí, làm sáp tràng chỉ tả, cầm máu, cố băng chỉ huyết, trị kiết lỵ lâu ngày không ngừng và đi ngoài ra máu, nước tiểu có máu, máu kinh ra không ngừng. Do có tác dụng thanh giáng phế khí, ngừng ho nên mai thực thường được dùng để điều trị phổi suy nhược dẫn tới ho. Bản kinh có đề cập đến các chứng bệnh “nhiệt, phiền muộn, tâm loạn, tứ chi đau, khô rát” đều là do tà nhiệt làm tổn thương khí gây ra.Vì mai thực có thể tiêu trừ tà nhiệt, nên có công hiệu trị liệu các triệu chứng này. Mai thực có thể hòa vị an trùng, có công hiệu tốt đối với các cơn đau bụng do ký sinh trùng gây ra. Vì nó có vị chua, có công dụng ích vị sinh tân, nên có thể trị chứng tiêu khát hư nhiệt. Ngoài ra, nó còn được dùng để tiêu trừ các nốt ruồi đen trên cơ thể, những khối u ác tính.

Những phân tích của y học hiện đại cho thấy, trong mai thực có những thành phần như acid citric, acid malic, acid succinic, sitosterol có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn gây viêm phổi, trực khuẩn bạch cầu, trực khuẩn salmonella typhi, shigella sonnei, nhiều loại trực khuẩn khác và một số nấm gây bệnh (chinese herbal medicin), có thể kích thích dịch mật tiết ra. Do vậy, mai thực là nguyên liệu rất tốt trong các thực phẩm bổ dưỡng cơ thể. Trong thơ ca Trung Quốc đã miêu tả nhiều về công dụng của vị thuốc này như: “Tiêu trừ nhiệt mùa hạ, uống ô mai, ăn dưa hấu đặt trên khay ướp đá lạnh”, “ô mai có vị chua mềm răng lợi”. Từ rất sớm, con người đã biết dùng nước ô mai để giải nhiệt. Câu chuyện Vọng mai chỉ khát trong Tam quốc diễn nghĩa là một minh chứng cho công dụng của nó. Liều lượng được sử dụng của mai thực là 3-10g, thường dùng để sống.

3. Khái quát công dụng của Mai thực

– Trị các nốt ruồi đen và u ác tính trên cơ thể.

– Điều trị hư nhiệt, giải khát.

– Thanh nhiệt giáng phế khí, ngừng ho nên thường dùng điều trị phổi suy nhược dẫn tới.

– Cố băng chỉ huyết, kiết lỵ lâu ngày không khỏi, nước tiểu có máu, máu kinh ra không ngừng.

– Sát trùng ở dạ dày, điều trị đau bụng do giun sán gây nên.

4. Phương thuốc trị liệu của Mai thực (tham khảo)

Trị đại tiện ra máu và kiết lỵ lâu ngày không khỏi: lấy ô mai 93g, sao tồn tính, nghiền nhỏ, thêm giấm nặn thành viên. Mỗi lần bụng đói dùng nước gạo uống 20 viên.

Trị tiểu tiện ra máu: lấy ô mai, sao tồn tính, nghiền nhỏ, thêm giấm trộn đều nặn thành viên. Mỗi lần dùng 40 viên với rượu.

Trị những vết nứt ra máu: thịt ô mai 7 quả, sao tồn tính, nghiền nhỏ, dùng nước gạo uống, ngày 2 lần.

Trị đại tiện không thông: ô mai 10 quả, ngâm trong nước sôi, bỏ hạt, nặn thành viên hình quả táo, nhét vào hậu môn, không lâu sau đại tiện sẽ thông.

Trị ho không thuận: thịt ô mai sao lên, vỏ anh túc, bỏ màng nhân, thêm mật ong, sao qua, mỗi lần phân ra nghiền nhỏ. Mỗi lần dùng 6g, lúc gần ngủ dùng cùng với canh mật ong.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256