Trúc diệp có đặc tính công dụng gì?

Trúc diệp

TRÚC DIỆP

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Trúc diệp

Giải thích tên gọi Trúc diệp

Trúc diệp còn gọi là đạm trúc diệp, là thân lá phơi khô của cây đạm trúc diệp (Lophatherum gracile brongn) thuộc họ Lúa (Gramineae). Lá có màu xanh đậm, không có lông, lưng có màu nhạt hơn, phần gốc có ít lông nhưng hơi giòn. Có thể hái quanh năm. Nên hái lá tươi, có màu xanh, hoàn chỉnh, không lấy cành.

Đặc tính của Trúc diệp

Trúc diệp (lá trúc) vị đắng, tính bình. Chủ trị các bệnh ho, hen suyễn. Rễ trúc nấu lấy nước sẽ có công dụng ích khí, bổ hư, chỉ khát, hạ khí. Nước trúc diệp có thể trị được bệnh phong kinh. Quả của nó có công dụng ích khí, giảm cân.

Nói về tính vị của trúc diệp, các nhà y học đời sau trong Bản kinh đều căn cứ vào kinh nghiệm lâm sàng mà đưa ra những quan điểm không giống nhau. Họ cho rằng, trúc diệp vị ngọt, nhạt, tính hàn, quy vào tâm, phế kinh. Hàn có thể thanh tâm trừ phiền, thanh nhiệt hóa đờm, tán phong tà của thượng tiêu. Vì thế, nó được dùng nhiều trong việc trị liệu các chứng bệnh phong nhiệt ngoại cảm, ví dụ như tim ngực đau nhức trước khi phát nhiệt, lưỡi khô đỏ sau khi mắc bệnh. Trong Bản kinh cũng chép: “Chủ trị ho nghịch thượng khí”.

Đông y cho rằng, vị nhiệt có thể tổn thương âm, thiếu độ ẩm sẽ gây ra miệng khát. Trúc diệp có công hiệu thanh nhiệt, sinh tân. Trong Bản kinh viết rằng: Trúc diệp có thể “bổ hư hạ khí”, kỳ thực đó chính là công dụng trừ nhiệt trong dạ dày để thắng âm mà ích khí, hơn nữa bản thân trúc diệp cũng có công dụng bổ khí. Ngoài ra, trúc diệp có thể thanh nhiệt hóa đờm, an thần lợi khiếu, chữa các bệnh đờm nhiệt gây ra co giật hay bệnh động kinh. Nhưng cuốn Bản kinh lại đưa ra quan điểm rằng: trúc diệp có thể chữa bệnh “nóng gân cốt”, “ngứa ngáy lở loét” và “kháng khuẩn”. Quan điểm này đến nay vẫn chưa có lời giải thích hợp lý, do đó cần phải tìm hiểu thêm.

Dược lý hiện đại đã phân tích và chứng minh, trúc diệp có chứa hàm lượng các thành phần có hiệu quả giải nhiệt và lợi niệu rất tốt. Công dụng lợi niệu trong đạm trúc diệp yếu hơn nấm trư linh, vỏ mộc thông, hơn nữa còn có công dụng tăng đường huyết. Ngoài công dụng làm thuốc ra, nó còn được dùng làm thực phẩm ở phần lớn các nước Đông Nam Á. Chính vì thế, đạm trúc diệp đã được liệt vào danh sách thực vật tự nhiên có 2 tác dụng làm dược phẩm và thực phẩm.

Khái quát công dụng của Trúc diệp

Thanh nhiệt hóa đờm, an thẩn, lợi khiếu, có thể chữa đờm nhiệt gây ra co giật hay động kinh.

Có công dụng thanh tâm trừ phiền, thanh nhiệt hóa đờm, tán phong tà, trị các chứng bệnh phong nhiệt ngoại cảm như tim ngực đau nhức trước khi phát nhiệt, lưỡi khô đỏ sau khi mắc bệnh

Có công dụng giải nhiệt và lợi niệu.

Phương thuốc trị liệu của trúc diệp (tham khảo)

Trị thượng khí phát nhiệt (do khi phát nhiệt lại uống nước lạnh gây nên): trúc diệp 1500g, quất bì 93g. Cho thêm 10l nước vào hỗn hợp trên nấu còn 5l, uống ít một. 3 ngày uống 1 thang.

Trị chảy máu răng: lấy đạm trúc diệp nấu lấy nước đặc để súc miệng.

Trị sa trực tràng: lấy đạm trúc diệp nấu lấy nước đặc rửa khi còn nóng là được.

Trị lở loét trọc đầu ở trẻ nhỏ, viêm tai, hắc lào, ghẻ lở: khổ trúc diệp rang rồi nghiền nhỏ, trộn với mật lợn bôi lên.

Trị vết bỏng do lửa dẫn đến lở loét: khổ trúc diệp, bách bạch bì, sà hàm, hoàng cầm, nhân chi tử mỗi loại 0.75g. Hỗn hợp trên thái vụn, lấy 24g tủy dê vò lẫn, đun sôi sau đó để nguội lại đun tiếp, cứ thế cho đến lần thứ ba, bỏ bã, bôi lên ngoài vết thương.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256