TẦN GIAO
Giải thích tên gọi tần giao
Tần giao dùng làm thuốc chỉ rễ của cây tần giao, loại cỏ sống lâu năm thuộc họ long đảm (Gentianaceae). Dựa vào hình dạng khác nhau của rễ mà có thể chia thành các loại như tần giao rễ đơn và tần giao rễ tán. Rễ có hình trụ, trên to, dưới nhỏ, xoắn vặn dài 10 – 30cm, đường kính 1 -3cm trông giống dây chão. Mọi người thường cho rằng, tác dụng trị liệu của tần giao rễ đơn tốt hơn tần giao rễ tán.
Tần giao vị đắng, tính bình. Chủ trị các chứng bệnh lúc nóng, lúc lạnh do các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và các chứng tê, đau tứ chi do phong hàn, tà thấp gây nên. Đồng thời còn cổ tác dụng lợi tiểu tiện.
Tần giao vị đắng, cay, tính hơi hàn. Vì vị đắng có thể loại trừ táo thấp, vị cay có thể tán phong, tính hàn có thể thanh nhiệt, cho nên nó có tác dụng trừ phong thấp, trị thấp, thanh hư nhiệt, chữa bệnh hoàng đản.
Có thể dùng để trị các chứng tê đau do phong thấp, cơ mạch 3co quắp, trúng phong liệt nửa người, cốt chứng trào nhiệt1, hoàng đản do thấp nhiệt, cũng có lợi cho tiểu tiện và đại tiện, có thể dùng để trị các chứng tiện bí, đại tiện ra máu… Từ xưa đến nay, tần giao luôn được đánh giá là vị SỈ thuốc Đông y quan trọng để tiêu trừ phong thấp. Các loại thuốc trừ phong thấp phần lớn có tính ôn táo, nhưng tần giao lại có tính hàn nhẹ, chất của nó nhu nhuận mà không khô, có thể trừ phong thấp lại có thể giúp cho cơ bắp co dãn, thông lạc. Cho dù là chứng tê đau do phong thấp lâu ngày không khỏi hay mới phát sinh đều có thể dùng tần giao điều trị. Cho nên, tần giao được coi là vị thuốc tốt để điều trị bệnh phong thấp. Sách Bản kinh cũng đặc biệt chú ý tới những hiệu quả trị liệu này, cho rằng nó có thể “hạ thủy, lợi tiểu”. Chính do có vị đắng, tính hàn giúp trừ phong thấp, công hiệu điều trị bệnh hoàng đản.
Ngoài tác dụng trừ phong thấp, tần giao còn có tác dụng thanh nhiệt, nhưng đây không phải là công dụng chủ yếu đã nghiên cứu. Dược lý hiện đại trên thực tiễn lâm sàng chứng minh rằng, tần giao có thể dùng để điều trị viêm khớp, đau nhức lâu ngày, tiêu sưng nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm đau, giúp trấn tĩnh an thần, giải nhiệt, hạ huyết áp, nâng cao đưòng huyết, kháng khuẩn, kháng dị ứng và lợi tiểu… Nhưng tần dao có tính nhuận cho nên không thích hợp dùng cho người tỳ hư, tiêu chảy.
Công dụng của Tần giao
Có tác dụng giảm đau, giúp trấn tĩnh an thần, giải nhiệt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, kháng dị ứng và lợi tiểu.
Có tác dụng từ phong thấp, thấp nhiệt, thanh nhiệt, chữa bệnh hoàng đản. Cũng có thể dùng để điều trị chứng tê đau do phong thấp, cơ mạch co quắp, trúng gió, lao nhiệt, hoàng đản do thấp nhiệt, cũng có tác dụng lợi tiểu, dùng để trị tiện bí, đại tiện ra máu.
Trùng phong thấp, thanh nhiệt, có thể dùng trị viêm khớp, đau nhức lâu ngày, tiêu sưng nhanh chóng.
Phương thuốc trị liệu của tần giao
Trị các chứng hoàng đản:
Lấy 31g tần giao, ngâm trong 500ml rượu, uống khi còn đói. Người uống được rượu sau khi uống xong có thể dễ dàng thấy được công hiệu. Cách khác: Lấy 93g tần giao, dùng 11 sữa bò đun cho tới khi còn khoảng 700ml, chia 2 lần dùng.
Trị tiêu chảy, khát nước:
Lấy 62g tần giao, 15,6g cam thảo nướng, sắc lên lấy nưóc uống. Mỗi lần dùng 9g.
Trị bệnh thương hàn :
Lấy 31g tần giao, dùng 240ml sữa bò sắc lên lấy 6 phần, chia làm 2 lần uống.
Trị bệnh cấp lao phiền nhiệt:
Lấy tần giao, sài hồ, mỗi loại 31g, cam thảo 15g. Các loại thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 9g với nước. Trị chứng tiểu tiện khó Lấy 31g tần giao, dùng 240ml nước sắc lên lấy 6 phần, chia làm 2 lần uống.
Trị động thai:
Tần giao, cam thảo nướng, lộc giác giao (sao), mỗi loại 15,6g. Các loại thuốc trên nghiền nhỏ, dùng 240ml nước, 50 hạt gạo nếp sắc lên, mỗi lần dùng 9g. Còn có cách khác: Tần giao, a giao (sao), lá ngải, mỗi loại một phần, nghiền nhỏ thành bột, dùng 240ml nước sắc cùng với 50 hạt gạo nếp, mỗi lần dùng 9g.
Nguồn: Thần Nông Bản Thảo Kinh