Đặc tính, công dụng của Thông thực (củ hành)

Thông thực (củ hành)

THÔNG THỰC (củ hành)

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Thông thực (củ hành)

Giải thích tên gọi Thông thực (củ hành)

Thông thực hay còn gọi là thông bạch là củ của cây hành đã thu hoạch thuộc nhóm thực vật họ bách hợp. Thông bạch là phần sát rễ cây hành dùng làm thuốc (nhiều người thường quan niệm cả cây hành là thông bạch, có lẽ chưa đúng). Cây hành có nhiều loại, được chia làm 4 loại phổ biến là: đại thông, phân thông, hồ thông và lâu thông, được trồng phổ biến ở khắp nơi.

Đặc tính của Thông thực (củ hành)

Thông thực vị cay, tính ôn. Chủ yếu có công hiệu giúp sáng mắt, bổ ích trung khí. Thân của cây hành (thanh thông) có thể nấu cháo, chủ trị chứng lúc nóng, lúc lạnh do thương hàn gây nên, giúp ra mồ hôi, trị chứng mắt mũi bị phù thũng do phong tà.

Thông thực có công dụng bổ thận, sáng mắt, ôn tỳ. Thường dùng để chữa liệt dương và hoa mắt, mờ mắt do thận hư gây ra, đồng thời còn có thể chữa mù mắt. Ngoài ra, thông thực còn có công hiệu thông dương hòa khí, lợi tiểu tiện rất tốt. Từ xưa, vị thuốc này đã được dùng nhiều để chữa tiểu tiện khó, tiểu tràng trướng, mang lại hiệu quả tốt.

Ngoài thông thực ra, thân của cây hành cũng là vị lượng dược, có thể chữa triệu chứng cơ thể lúc nóng, lúc lạnh do thương hàn gây nên. Nó còn có thể thông dương hóa khí, có hiệu quả chữa trị chứng phù thũng trên mặt do phong tà xâm nhập vào cơ thể. Trong Bản thảo cương mục có ghi: thân cây hành có thể chữa thương hàn gây đau nhức xương thịt, sưng đau cổ họng và còn có công dụng an thai. Nó có thể thông các khớp xương, ngừng chảy máu cam, thông lợi đại, tiểu tiện, chữa chứng toàn thân tê nhức do bệnh phong thấp gây nên. Nếu bôi ngoài cục bộ có thể chữa vết thương do chó dại cắn, giải các độc tố trong cá và thịt.

Ngoài ra, thân cây hành có chứa thành phần dầu bay hơi, tính bay hơi của nó có tác dụng ngăn chặn trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn kiết lỵ, trực khuẩn lao hạch và các loại nấm da. Hơn nữa, nó có hương thơm đặc trưng, là gia vị thiết yếu trong chế biến món ăn. Điều cần chú ý là, hành tươi không thể ăn cùng với mật ong, nếu ăn nhiều sẽ có hại cho cơ thể.

Khái quát công dụng của Thông thực (củ hành)

– Sáng mắt, bổ ích trung khí, ôn tỳ.

– Trị tiểu tiện không thông, trướng dạ dày.

– Trị liệt dương và hoa mắt, mờ mắt do thận hư gây ra.

Phương thuốc trị liệu của Thông thực (tham khảo)

Trị đau đầu do thương hàn: thông bạch 250g, gừng tươi 62g. Đun lấy nước uống khi còn ấm.

Trị phong thấp toàn thân đau nhức: hành tươi giã nát, dầu mè vài giọt, đổ nước vào nấu, trộn với xuyên khung, bột uất kim, mỗi loại 3g. Nôn ra là khỏi.

Trị động thai: thông bạch nấu lấy nước đặc uống có tác dụng an thai, co bóp tử cung đẩy thai chết lưu ra ngoài. Nếu không thấy hiệu quả lại tiếp tục uống. Cũng có thể cho thêm xuyên khung vào cũng mang lại tác dụng nhất định.

Trị hoắc loạn, phiền khát: thông bạch 20 cây, đại táo 20 quả. Cho 3l nước vào hỗn hợp trên nấu còn 2l. Chia làm nhiều lần uống.

Trị tiểu tiện bí trướng: thông bạch 1500g, thái nhỏ, sao qua, lần lượt bọc vào 2 túi vải, xoa lên bụng.

Trị đại tiểu tiện khó: thông bạch băm nát, trộn với giấm đắp lên bụng, đồng thời đốt thuốc ở chỗ đắp.

Trị viêm âm hộ sưng đau: thông bạch, nhũ hương băm nát bôi lên vùng bệnh có thể lập tức ngừng đau, tiêu sưng. Hoặc thêm chút muối, quấy nhuyễn, bôi lên chỗ sưng.

Trị tiểu tiện kèm chút máu: thông bạch 1 nắm, uất kim 31g, thêm 1l nước, đun còn 200ml, uống khi còn ấm, mỗi ngày 3 lần.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256