LONG NHÃN
(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)
Giải thích tên gọi Long nhãn
Long nhãn nở hoa trắng vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ. Quả chín vào khoảng tháng 7, vỏ của nó có màu vàng xanh, vảy có sọc, hình dạng tròn. Phần cùi mỏng hơn so với quả vải nhưng lại có nhiều nước, ngọt như mật. Cây long nhãn có rất nhiều quả, mỗi cành có đến 20-30 quả, quả mọc thành từng chùm giống như nho.
Đặc tính của Long nhãn
Long nhãn vị ngọt, tính bình. Chủ trị các chứng kết khí xâm nhập vào trong ngũ tạng, giúp tinh thần an định, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, trị chứng chán ăn. Dùng trong thời gian dài giúp cơ thể nhẹ nhàng, làm chậm quá trình lão hóa, thông đạt tinh thần, đồng thời còn có khả năng tăng cường trí tuệ.
Phần cùi của long nhãn quy về tỳ, tâm kinh, có tác dụng bổ tâm tỳ, dưỡng khí huyết, là dược phẩm tốt trong tâm bổ, thường được dùng để trị các triệu chứng kinh hãi, suy nhược, mất ngủ, kém ăn, thể trạng suy nhược do phiền muộn quá độ, lao tâm quá sức dẫn đến. Trong Bản kinh cho rằng, nó có thể “an trí”, trị liệu chứng “chán ăn”. Cùi long nhãn ôn hòa, dai, có tác dụng tốt đối với các chứng bệnh về kinh huyết, đi ngoài không ngừng, có thể dùng nó để cầm máu, bổ dưỡng khí huyết. Trong Bản thảo cương mục có ghi chép: long nhãn có thể tiêu trừ các loại ký sinh trùng do máu hấp thụ trong đường ruột. Long nhãn đun sôi lên vò qua sử dụng sẽ không gây tổn thương tỳ. Ngoài ra, hạt của long nhãn có thể trị bệnh hôi nách. 6 hạt long nhãn cùng với 14 hạt hồ tiêu nghiền nhỏ, bôi lên nách có thể thấy hiệu quả thần kỳ.
Long nhãn không chỉ là một vị thuốc tốt với nhiều công dụng trị bệnh mà còn là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, trẻ nhỏ, người già đều có thể dùng. Dùng lâu dài có thể giúp an thần, kiện não, kiện tỳ khai vị, tăng cường thể chất, kéo dài tuổi thọ. Long nhãn thường so sánh với quả vải. Lý Thời Trân đã từng nói: trong thực phẩm lấy vải là đồ cao quý, nhưng về mặt tăng cường thể chất, trí não thì long nhãn có tính ưu việt hơn. Tuy nhiên, long nhãn vị ngọt mà nhuận, dính, cho nên người trung tiêu thấp trở, thực thiếu đờm hỏa không nên dùng. Long nhãn thường dùng với liều lượng 10-15g, dùng với lượng lớn có thể lên tới 30-60g.
Khái quát công dụng long nhãn
– Có thể an thần, dưỡng não, dưỡng tính khí, tăng cường thể chất.
– Có tác dụng bổ tim, trị các bệnh tim đập mạnh do suy nghĩ nhiều hoặc lao động quá sức, lo lắng hoảng sợ không yên, hay quên, mất ngủ, biếng ăn, suy nhược thể chất.
– Tiêu trừ các loại ký sinh trùng do máu hấp thụ trong đường ruột.
– Có thể trị các bệnh đại tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt kéo dài.
Phương thuốc trị liệu của Long nhãn (tham khảo)
Trị lo nghĩ quá nhiều, tổn thương tâm tỳ, phiền muộn không ngủ được, ra mồ hôi, các chứng kinh hãi.
Quy tỳ thang: Cùi long nhãn, toan táo nhân (sao qua), hoàng kỳ, bạch truật (sấy qua), phục thần, mỗi loại 31g, mộc hương 15,6g; 7,8g cam thảo nướng. Các vị thuốc trên phân ra cắt nhỏ, mỗi lần lấy 15g, thêm 3 miếng gừng tươi, táo quả, nấu lên dùng.
Bổ tỳ, kiện tinh thần
Rượu long nhãn: Lấy cùi long nhãn không hạn chế số lượng, dùng rượu thượng hạng ngâm trong 100 ngày, sử dụng tùy ý.
Trị suy tỳ, tiêu chảy
Long nhãn khô 4 quả, 3 miếng gừng tươi, đun lấy nước.
Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh