Đặc tính, công dụng của Trư linh

Trư Linh

TRƯ LINH

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Công dụng của Trư linh

Giải thích tên gọi trư linh

Trư linh ở đây chỉ loại hạch nấm phơi hay sấy khô của nấm trư linh thuộc loại nấm lỗ (Poliporaceae), sống lâu năm. Có hình khối hoặc hình cầu không theo quy tắc, có khi có hình dẹt có khi lại có hình dạng như củ gừng, màu xám hoặc đen, hình trạng lồi lõm. Chủ yếu sinh trưởng ở các vùng Thiểm Tây, Vân Nam, Hà Nam, Hà Bắc, Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Đặc tính của Trư linh

Trư linh vị ngọt, tính bình. Chủ yếu các chứng bệnh sốt rét, trùng độc, bênh phát nhiệt, bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, cơ thể thông lợi thủy đạo.

Trư linh quy về thận và bàng quang kinh, có tác dụng giúp thận tỳ lưu thông nước. Do vậy có chức năng lợi tiểu, giúp bài tiết những chất cặn bã trong nước tiểu, dùng trị các chứng phù thũng, kiết lỵ, tiểu tiện không thuận. Cái gọi là “cổ chú” trong Bản kinh chính là chỉ tứ chi bị phù thũng, cơ bắp nhắn nhúm không được sáng bóng, phần bụng sưng to, giống với chứng phổi kết hạch, viêm phúc mạc do lao. Thực tế lâm sàng đã chứng minh, trư linh có hiệu quả rất tốt đối với các chứng bệnh trên. Tuy nhiên, ngày nay vẫn chưa tìm được căn cứ chứng tỏ trư linh có thể trị các chứng bệnh truyền nhiễm, bệnh sốt rét. Do vậy, chúng ta còn phải tiếp tục chờ những nghiên cứu mới. Trong Bản kinh còn đề cập đến dùng trư linh lâu ngày có lợi cho tỳ, tỳ lại có tác dụng trong việc kiểm soát máu. Huyết vượng sẽ trì hoãn quá trình lão hóa. Nhưng căn cứ từ kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, dùng trư linh lâu ngày sẽ gây tổn thương đến thận và gây mờ mắt.

Những nghiên cứu về dược tính hiện đại cho thấy, trong trư linh gồm những thành phần có hiệu quả như khoáng chất: Sodium, canxi, kẽm, đồng, magiê, các loại đường và protein. Có tác dụng ức chế tiểu cầu thận trong việc hấp thụ nước và các chất điện giải, do vậy có tác dung thông tiểu. Nó còn có thể kháng khuẩn, đặc biệt có tác dụng ức chế mạnh đối với cầu khuẩn ở đại tràng và khuẩn tụ cầu vàng. Ngoài ra, do trư linh có chứa hàm lượng đường cao, cho nên có tác dụng kháng ung thư. Trư linh thường dùng với liều lượng 6-10g. Tuy nhiên, nó có thể làm hao tổn dịch âm nên những người bị thủy thấp không nên dùng.

Khái quát công dụng của trư linh

– Có công dụng lợi đường niệu rất tốt.

– Điều trị phổi kế hạch, viêm đường ruột do kết hạch gây nên.

– Có thể kháng khuẩn, có tác dụng ức chế cầu khuẩn ở đại tràng. Ngoài ra trư linh còn có tác dụng kháng ung thư.

– Điều trị phù thũng, đi tả, tiểu tiện khó, tiểu đục.

Phương thuốc trị liệu của Trư linh (tham khảo)

Trị thương hàn, miệng khát: phục linh, trư linh, trạch tả, hoạt thạch, a giao, mỗi loại 31g. Các dược liệu trên nấu 4l, còn 2l, mỗi lần dùng 700ml nước, mỗi ngày 3 lần.

Trị phù thũng: Trư linh 156g nghiền nhỏ, dùng nước sôi uống 1g, mỗi ngày dùng 3 lần.

Trị bệnh ở dương minh kinh, mạch phù, phát sốt, khát nước, tiểu tiện không thuận, kiết lỵ, ho, tâm trạng buồn phiền, mất ngủ: Canh trư linh: trư linh, phục linh, a giao, trạch tả, hoạt thạch, mỗi loại 7.8g. 4 loại thuốc trên (trừ a giao) cho 4l nước vào nấu, sau đó bỏ bã rồi cho a giao vào nấu, chia làm 2 lần để dùng.

Trị sưng đau mắt do vị thấp: trư linh, trạch tả, cau, mỗi loại 6g, ý mễ 15g. Các vị thuốc trên đun lấy nước dùng.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912192311