Đặc tính, công dụng của Tang căn bạch bì (vỏ cây dâu)

Tang căn bạch bì

TANG CĂN BẠCH BÌ (vỏ cây dâu)

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Tăng căn bạch bì

Giải thích tên gọi Tang căn bạch bì (vỏ cây dâu)

Tang căn bạch bì tức là vỏ cây dâu. Phần lớn các vùng ở Trung Quốc đều trồng loại cây này. Thuốc này thường thu hoạch vào mùa đông, rửa sạch, bỏ đi phần lớp vỏ thô màu vàng bên ngoài, sau đó tước ra phơi khô để dùng.

Đặc tính của Tang căn bạch bì (vỏ cây dâu)

Tang căn bạch bì vị ngọt, tính hàn. Chủ trị trung khí bị tổn thương, hao tổn, suy nhược, ra máu âm đạo không trong kỳ kinh, có thể bổ hư ích khí. Lá dâu có tác dụng phát hãn, trị các chứng bệnh phát sốt sợ lạnh. Mộc nhĩ đen trên thân dâu có thể trị các chứng kinh nguyệt không đều, khí hư trắng đỏ ở phụ nữ; đồng thời còn có thể chữa trị các bệnh về máu; tà khí tích tụ sinh ra các khối u, đau âm hộ, âm thương hàn nhiệt và chứng bệnh vô sinh. Mộc nhĩ sống trên 5 loại cây là dâu, dướng, hòe, du, liễu đều gọi là mộc nhu. Công dụng ích khí, giảm cân giúp thân thể khỏe mạnh, cường tráng và nâng cao khả năng chịu đói.

Tang căn bạch bì vị ngọt, có thể quy về tỳ kinh. Tính hàn sẽ tiêu trừ tà nhiệt trong tỳ, cho nên có thể chữa các bệnh do tà nhiệt làm tổn thương tỳ gây nên. Đồng thời còn có thể ổn định tỳ khí, ích tỳ âm, từ đó đạt được công dụng “bổ hư ích khí” và trị “ngưng mạch”, “ngũ lao”, “lục cực”. Do vậy, chứng “băng trung” là do tỳ không đủ máu mà dẫn đến. Tỳ chủ về cơ thịt, tỳ được cung cấp đủ thì cơ thịt chắc chắn sẽ đầy đủ, từ đó mới có thể giải quyết tình trạng “suy nhược gầy yếu” của cơ thể.

Y học hiện đại cho rằng, khi quy về phế kinh, tang căn bạch bì có tính hàn, hóa giải các chứng viêm nhiệt, thanh nhiệt, điều hòa hơi thở ở phổi, làm giảm khí ở phổi, điều hòa đường tiểu, từ đó đạt được hiệu quả tiêu trừ những vết sưng tấy, lợi tiểu, trị các chứng ho do nhiệt phế, phù thũng trên bề mặt, nước tiểu ít. Phân tích của y học hiện đại cho rằng, tang căn bạch bì có tác dụng trị ho nhẹ, lợi tiểu và hạ huyết áp, còn có tác dụng trị đau, trấn tĩnh, chống lại chứng kinh hãi, hạ nhiệt, có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây bệnh.

Cây dâu có nhiều bộ phận có thể dùng làm vị thuốc. Ngoài tang căn bạch bì ra, trong Bản kinh còn đề cập đến lá cây dâu có thể “trừ hàn nhiệt, xuất hãn”, có tác dụng thông phong thanh nhiệt, có thể trị các chứng cảm và tổn thương do phế nhiệt và khô rát. Nó còn có thể làm mát gan sáng mắt, cũng có công hiệu trị liệu tốt với các chứng phong tà, sưng đau mắt đỏ, đầu óc quay cuồng, mắt hoa tối sầm, gan bốc hỏa, gan âm không đủ. Còn có thể làm mát máu, cầm máu, điều trị các chứng máu nóng và nôn ra máu. Ngoài ra, tang nhĩ vị ngọt, tính bình nghiêng về hàn, có tác dụng làm mát máu, cầm máu, trị chứng xuất huyết tử cung do các khí huyết nóng vận hành không theo quy luật… Mặt khác, nó còn có công hiệu về hoạt huyết, có hiệu quả tốt với các chứng tích tụ trong bụng do máu ứ, đau phần âm, không mang thai.

Khái quát công dụng của Tang căn bạch bì (vỏ cây dâu)

– Chủ trị trung khí bị tổn thương, các loại hao tổn, suy nhược.

– Trị chứng ho đờm nhiều, phổi nóng, các chứng kết phù thũng ở mặt. nước tiểu ít.

– Các cơn ho, lợi tiểu, có tác dụng hạ áp.

– Có thể trị các cơn đau, trấn tĩnh, hạ nhiệt, ức chế với các vi trùng gây bệnh.

– Trị chứng xuất huyết âm dạo ở phụ nữ không trong kỳ kinh.

Phương thuốc trị liệu của tang căn bạch bì (tham khảo)

Ho ra máu: lấy tang căn bạch bì tươi 500g, ngâm trong nước vo gạo 3 đêm, bỏ vỏ vàng, thái nhỏ, thêm 125g gạo nếp, rang lên nghiền nhỏ, mỗi lần dùng nước gạo uống 3g.

Trị tiêu khát, tiểu nhiều: lấy 12cm rễ dâu trong đất, cắt lấy phần trắng, nướng đến khi có màu vàng đen, thái vụn, đun thành dạng cô đặc, dùng tùy ý, cũng có thể nấu cùng một chút gạo, kiêng kỵ dùng muối.

Trị chứng băng huyết: lấy tang căn bạch bì nướng qua, đun lấy nước dùng.

Trị những vết thương do ngã: lấy phần ngọn tang căn bạch bì nấu thành dạng cao, bôi lên vết thương.

Trị vết thương do dao cắt: lấy tang căn bạch bì sao đến khi chuyển sang màu đen, nghiền nhỏ, khuấy đều với phân ngựa, bôi lên vết thương. Thay thuốc một vài lần là vết thương sẽ lành.

Trị tóc khô không mềm mượt: dùng tang căn bạch bì, lá cây bách, mỗi loại 500g, đun lấy nước gội đầu sẽ thấy công hiệu rõ rệt.

Trị chứng chảy nước miếng ở trẻ nhỏ: dùng tang căn bạch bì tươi giã nát, lấy chất nước tự nhiên đó dùng.

Trị chứng lên đơn ở trẻ nhỏ: lấy nước tang căn bạch bì tắm, hoặc nghiền nhỏ, thêm cao dê trộn đều bôi lên.

Trị mụn đầu đinh: lấy tang căn bạch bì phơi khô nghiền nhỏ trộn với rượu, quết lên mụn đầu đinh có thể làm mụn mềm ra.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18006845