CÂY DÂU TẰM
Cây dâu tằm tên Lainh là Morus alba, thuộc họ dâu tằm. Gọi tên là dâu tằm vì lá dùng để nuôi tằm và để phân biệt với các cây khác cũng có họ tên dâu.
Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều dùng làm thuốc để trị bệnh. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây có tên gọi khác nhau: lá dâu gọi là tang diệp, cành dâu gọi là tang chi, quả dâu gọi là tang thầm, tầm gửi dâu gọi là tang ký sinh (cành lá của tầm gửi mọc trên cây dâu), vỏ rễ cây dâu đã bóc vỏ, còn lại phần trắng gọi là tang bạch bì….
>>Bạn có thể đọc thêm bài viết: cách chữa cao huyết áp tận gốc
Công dụng:
1. Chữa hạ sốt
– Tang diệp: 50g
– Cúc hoa: 12g
– Bạc hà: 12g
– Liên kiều: 12g
Tất cả sắc với 600ml nước rồi uống
2. Chữa chứng ra mồ hôi ở trẻ:
– Tang diệp: 50g
– Vỏ con hào: 50g
– Ma hoàng căn: 8g
Tất cả sắc với 500ml nước, đun sôi độ 20 phút, bắc ra chắt lấy nước, cho trẻ uống thay nước hằng ngày
3. Làm giảm ho trong các chứng hen suyễn, phế quản viêm
– Tang bạch trì: 20g
– Đại cốt bì: 20g
– Cam thảo: 4g
Tất cả sắc với 300ml nước, thu 100m nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày
4. Giúp dưỡng huyết,an thai
– Tang ký sinh: 30g
– Tục đoạn: 12g
– A giao: 12g
– Bạch truật: 12g
Cho tất cả vào ấm, đổ xâm xấp nước, sắc lấy 1/3 chia 2 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
- Tìm lại cuộc sống viên mãn sau sa tử cung: Chia sẻ chân thành từ bệnh nhân và lời khuyên từ bác sĩ Hoàng Khánh Toàn
- Hậu quả khi chữa đau bụng kinh bằng thuốc tân dược
- Các dấu hiệu chứng tỏ bạn bị mắc bệnh đau dạ dày
- Hiểu về đau thần kinh tọa từ những chia sẻ của bác sĩ Hoàng Khánh Toàn
- Khản tiếng ở trẻ nhỏ chớ coi thường