NGŨ GIA BÌ
(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)
Giải thích tên gọi của ngũ gia bì
Ngũ gia bì là phần vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì họ ngũ gia bì (Acanthopanax). Mùa xuân ra mầm, thân cây, lá đều màu xanh, mọc thành bụi, ra 5 lá chét là tốt nhất, các loại 3-4 lá là thứ đẳng, gốc thì như gốc cây keo, vỏ màu vàng đen, thịt gỗ màu trắng, chất gỗ cứng.
Đặc tính của Ngũ gia bì
Ngũ gia bì vị cay, tính ôn. Chủ trị bệnh sa nang, đau bụng đầy hơi, có thể bổ ích trung khí, điều trị các bệnh như thân hình, tứ chi, cơ bắp, mạch yếu không có lực, cải thiện tình hình trẻ chậm biết đi. Ngoài ra, còn có thể điều trị sưng đau do khí huyết bị tà độc ngăn cản gây ra, viêm phụ khoa như âm hộ và âm đạo của nữ giới bị ngứa ngáy, lở loét, có mùi.
Đông y cho rằng, các bệnh như: bệnh sa nang, đau bụng, bệnh tê buốt, tê liệt, lở loét, u nhọt ác tính đều do phong, hàn, ôn độc xâm phạm gan, thận gây ra. Vị cay của ngũ gia bì có thể tán phong, vị đắng có thể táo thấp, tính ôn có thể trừ hàn, tốt cho gan, thận, cho nên có thể điều trị các bệnh này. Những điều không bức bối trong lòng dẫn đến tâm tính bực dọc, khiến người gây yếu, ngũ gia bì có thể loại trừ những lo lắng, phiền muộn, cho nên trong Bản kinh nói nó có thể dùng để lợi khí. Ngũ gia bì còn là vị thuốc rất hiệu quả loại trừ phong thấp, có thể điều trị các bệnh tê buốt do phong hàn thấp, gân cốt co quắp, đau lưng, chân tay yếu. Ngoài ra, rễ, thân của cây này dùng để nấu rượu dùng cũng tốt cho sức khỏe con người. Tương truyền, Trương Tử Thanh, Dương Kiến Thủy, Vương Thúc Nha, Vu Thế Ngạn… đều dùng rượu này mà sinh hoạt tình dục không bị gián đoạn, thọ tới 300 tuổi. Loại rượu này cũng có thể dùng thay trà. Thời cổ đại, ngũ gia bì luôn được cho là vị thuốc tiên, những người theo Đạo giáo thường dùng nó để chế thuốc trường sinh.
Cổ nhân cho rằng, rượu ngũ gia bì có tác dụng dãn gân cốt, giải mệt mỏi, khỏe đầu gối và lưng, loại bỏ phong thấp, có thể điều trị các bệnh tay chân tê liệt, gân cốt co quắp, cứng đơ, đau khớp, lưng đau, chân yếu… Người không có bệnh dùng trong thời gian dài có thể tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Trong Thử nghiệm phương có ghi lại phương pháp nấu rượu tiên dùng ngũ gia bì, địa du, uống mỗi ngày. Trong đó còn nói, các loại thuốc dùng để ngâm rượu, duy chỉ có ngũ gia bì tương hợp với rượu, có thể phát huy công dụng cao nhất, hơn nữa vị rất thơm ngon. Theo nghiên cứu và chứng minh của y học hiện nay, thường xuyên dùng rượu ngũ gia bì rất có lợi cho cơ thể con người, hơn nữa còn phòng ngừa được kết sỏi mật, giảm cholesterol huyết thanh và có tác dụng kháng ung thư. Hiện nay, rượu ngũ gia bì đã là thứ rượu nổi tiếng được nhiều người sử dụng. Ngoài ra, lá của ngũ gia bì làm rau ăn có thể trị bệnh phong thấp.
Khái quát công dụng Ngũ gia bì
– Giải trừ những lo lắng, phiền muội.
– Trị các bệnh như: Bệnh sa nang, đau bụng, bệnh tê buốt, tê liệt, lở loét, u nhọt ác tính.
– Trị các bệnh tê buốt do phong hàn thấp, gân cốt co quắp, đau lưng, chân tay yếu.
Phương thuốc trị liệu của ngũ gia bì (tham khảo)
Trị phù thũng, đau nhức khớp xương, tê bì: Ngũ gia bì hoàn: ngũ gia bì, viễn chí (bỏ lõi), mỗi loại 125g. Các loại thuốc trên lần lượt ngâm trong rượu. Vài hôm sau lấy thuốc ra phơi khô, nghiền nhỏ, cho thêm rượu, hồ trộn đều nặn thành viên bằng hạt ngô. Khi bụng đói, dùng rượu ấm uống với 40-50 viên.
Trị trẻ nhỏ chậm biết đi (trẻ nhỏ 3 tuổi mà chưa biết đi): ngũ gia bì 15g; ngưu tất, mộc qua mỗi loại 7.8g. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần lấy 1.5g, dùng với cháo gạo cùng vài giọt rượu.
Trị hư lao gầy mòn, âm khí bất túc: ngũ gia bì, rễ vỏ cẩu khởi, mỗi loại 120g. Các vị thuốc trên thái vụn, dùng 30l nước sắc, lấy 14l, đầu tiên lấy 8l ngâm 100g, 6l còn lại dùng để trộn cơm. Ngâm rượu theo phương pháp thông thường, dùng tùy ý.
Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh