THẠCH LONG TỬ
(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)
1. Giải thích tên gọi thạch long tử
Thạch long tử còn được gọi là chiết tích, thằn lằn, là loài động vật thuộc họ thạch long tử. Toàn thân nó bao phủ một lớp vảy rất nhỏ, đuôi nhỏ mà dài, phía cuối đuôi nhọn, dễ đứt, sau khi đứt lại tự mọc ra. Nói chung, loài này thường sống ở vùng núi, nơi có cây cối um tùm, tốc độ bò của nó rất nhanh.
2. Đặc tính của Thạch long tử
Thạch long tử vị mặn, tính hàn. Chủ trị chứng tiểu dắt do tà khí tích tụ trong cơ thể, trị sỏi mật, có thể tiêu trừ các chứng tụ máu, điều trị chứng bế kinh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lợi thủy đạo thông tiểu tiện.
Đông y cho rằng, các chứng bệnh tê ở họng, động kinh… đều là do tà hỏa nhiệt nhiều mà xâm nhập vào cơ thể gây hư tổn hoặc do âm huyết không đủ, khí dương khô táo dẫn đến. Thạch long tử có tác dụng bổ âm nhuận táo, thanh nhiệt, trừ phong phong thấp và giúp các kinh mạch lưu thông. Khi kinh mạch có thể thông đạt thì các chứng bệnh về phong tà tự nhiên mất đi. Thạch long tử còn có tác dụng cố thoát, trị bệnh sa trực tràng.
Thạch long tử vị mặn nên có thể đi vào máu, tính hàn nên có thể đi vào xương, cho nên có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, giải độc, đặc biệt có hiệu quả lợi thủy. Trong Bản kinh có đề cập đến chứng bệnh “thạch lâm”, ngày nay chính là chỉ chứng kết sỏi trong đường tiết niệu. Vì thạch long có thể tán kết, làm mềm, rắn chắc nên trong Bản kinh có đề cập đến tác dụng trị chứng bệnh sỏi mật. Lâm sàng hiện đại thường dùng nó để điều trị các chứng bệnh như thạch lâm, huyết lâm do thấp nhiệt tích tụ trong bàng quang gây ra và đạt được công hiệu trị liệu tốt. Tuy nhiên, vì có một chút độc nên khi dùng không được quá liều lượng quy định.
3. Khái quát công dụng của Thạch long tử
– Trị bệnh sa trực tràng
– Có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, giải độc, có tác dụng trị các chứng bệnh huyết lâm, thạch lâm do thấp nhiệt tích tụ trong bàng quang gây ra.
4. Phương thuốc trị liệu của Thạch long tử. (tham khảo)
Âm thũng ở trẻ nhỏ
Lấy thạch long 1 con, sao đến khi có màu đen, uống với rượu.
Trị lậu nhiều không khỏi
Thạch long (nướng qua), địa đảm (sao lên) 30 nhánh, ban miêu (sao lên) 40 con. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, thêm mật ong nặn thành viên bằng hạt đậu. Mỗi lần dùng nước sôi uống 2 viên.
Kích thích quá trình sinh non
Gan thạch long, da của rắn lột xác, phân ra. Các vị thuốc trên trộn đều với rượu đắng bôi lên vùng rốn của phụ nữ mang thai, giúp họ cảm thấy ấm áp, thúc đẩy quá trình sinh sản.
Trị đại tràng, sa trực tràng
Lấy long thạch và mỡ lợn trộn lẫn dùng.
Trị tiểu tiện không thông
Thạch long 3 con, dế trũi 7 con (bỏ đầu). Các vị thuốc trên giã nát trộn thành dạng keo. Thêm nước đun sôi mỗi ngày dùng 2 lần.
Trị ghẻ lở ở trẻ nhỏ
Long thạch 1 con, sao đen, nghiền nhỏ, dùng với rượu.
Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh