Đặc tính, công dụng của Vệ mâu

Vệ mâu

VỆ MÂU

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Vệ mâu

Giải thích tên gọi Vệ mâu

Vệ mâu (vệ mao) còn được gọi là quỷ tiễn vũ, quỹ tiễn, lục nguyệt lăng, tứ diện phong, ma dược… có thể thu hái quanh năm. Bởi vì, tác dụng dược lý mạnh giống như giáo dài có thể giết chết kẻ thù ngoan cố, cho nên nó mới có tên là vệ mâu, còn gọi là quỷ tiễn.

Đặc tính của Vệ mâu

Vệ mâu vị đắng, tính hàn. Chủ trị phụ nữ băng huyết, đầy trướng bụng, ra mồ hôi, trừ tà giải độc, trị một số bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.

Vệ mâu là dược liệu vị đắng, tính hàn có thể giảm nhiệt giải độc, vị đắng có thể táo thấp, sát trùng, hành huyết. Quy về can kinh tốt cho việc tiêu tan máu xấu, có tác dụng phá huyết thông kinh. Nó có công dụng điều trị hiệu quả với các bệnh cấp tính như: tổn thương, máu tụ, phong thấp tê buốt và kinh nguyệt không điều hòa, máu tụ trong bụng không tan sau khi sinh. Trong lâm sàng thời cận đại, vệ mâu điều trị xuất huyết mắt thu được hiệu quả cao. Vệ mâu còn có thể sát trùng, điều trị đau bụng do ký sinh trùng gây ra. Ngoài ra, vệ mâu còn có thể điều trị viêm da, mụn sưng toét.

Bệnh băng huyết đề cập trong Bản kinh gọi là “băng trung hạ huyết” là do huyết nhiệt đi sai đường dẫn tới. “Đầy bụng ra mồ hôi” là bệnh do thấp tà gây ra. “Quỷ độc, trùng chú” là bệnh chứng nhiệt độc phát mạnh dẫn tới. Vệ mâu có công hiệu làm táo thấp, sát trùng, hành huyết. Tuy rằng, trong ghi chép thời cổ đại vệ mâu được ứng dụng tương đối nhiều nhưng đến thời cận đại lại rất ít người biết vị thuốc này. Đây quả là đáng tiếc.

Khái quát công dụng vệ mâu

– Có thể khô nhiệt, sát trùng, lưu thông máu.

– Có thể trừ tà, giải độc, trị một số bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.

– Điều trị rất có hiệu quả các bệnh đau bụng do va đập dẫn đến, bị thương, máu tụ bệnh tê liệt, phong ôn. Sau khi sinh máu tụ trong bụng không tan gây ra.

– Chủ trị băng huyết ở phụ nữ, trướng bụng, đầy hơi.

Phương thuốc trị liệu của Vệ mâu (tham khảo)

Trị sản hậu bại huyết (rốn bụng trương cứng-ác lộ không ngưng): Đương quy tán: đương quy (sao), vệ mâu, hồng lam hoa, mỗi loại 31g. Các loại thuốc trên mỗi lần lấy 9g nấu cho đến khi đặc lại, dùng trước bữa ăn.

Trị bệnh sốt rét: dùng vệ mâu, móng con tê tê (đốt cháy thành tro) mỗi loại 7.8g. Các loại thuốc trên nghiền thành bột, mỗi lần lấy 0.6-0.9g, khi phát bệnh thì đưa vào trong miệng ngậm.

Trị các chứng sốt rét: Nhất tự tán: vệ mâu, móng con tê tê (đốt cháy thành tro), mỗi loại 0.3g. Những loại thuốc trên giã nhổ, mỗi loại lấy 0.3g, khi gần phát bệnh thì đưa vào trong mũi.

Trị sữa không chất: Đơn hành quỷ tiễn nhang: lấy 156g vệ mâu, cho 6l nước đun còn 4l nước, lọc bỏ cặn. Mỗi lần dùng 800ml nước, mỗi ngày 3 lần, đốt thành tro, dùng 1g với nước. Mỗi ngày 3 lần.

Trị giảm ham muốn sau sinh: Đương quy ẩm: đương quy 31g, vệ mâu 62g, trộn đều, mỗi lần lấy 5g nấu với rượu, nấu còn 6 phần, bỏ cặn uống khi còn ấm.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256