HÀNH LÁ
(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)
Giải thích tên gọi Hành lá
Hành lá còn gọi là hành trắng, là củ khô của cây hành trắng thuộc nhóm thực vật họ bách hợp. Cây có một gốc nhiều thân, nhiều hình dạng. Tháng 8 cắt củ trồng, tháng 1 lên đọt, tháng 5 khi lá còn xanh thì nhổ lên, nếu không củ sẽ không căng mọng.
Đặc tính của Hành lá
Hành lá vị cay, tính ôn. Chủ trị các vết thương do kim loại gây ra, nhiễm trùng khó liền miệng, đồng thời giúp cơ thể nhanh nhẹn, tăng khả năng chịu đói.
Về tính vị của hành lá, Bản kinh cho rằng “vị cay, tính ôn”; Biệt lục lại cho rằng “vị đắng, tính ôn, không độc”; ngày nay cho rằng “vị cay đắng, tính ôn. Vị này quy về phế, vị, đại tràng kinh. Vị cay có thể tán hàn thông khí, thượng hành có thể thông dương khí vùng ngực, đồng thời tán âm hàn tích tụ. Vì vậy, nó có thể trị chứng khó thở, thở ngắn, tức ngực, ngực tê buốt, ho, nhiều đờm, lưng đau. Ngoài ra, còn có thể hoạt huyết hóa ứ, có tác dụng hạ hành tiêu trệ, dùng nhiều trị các bệnh khí trệ vị tràng, kiết lỵ không dứt…
Bản thảo cương mục có ghi chép: hành lá còn có thể cường gân cốt, trừ hàn nhiệt, khử thủy khí. Hành lá vò nát bôi vào vết loét có thể trị vết loét do phong hàn, thủy khí phù thũng. Dùng trong thực phẩm có thể tăng khả năng chịu rét, đồng thời điều bổ trung khí, trị tả mạn tính, giúp cơ thể cường tráng. Hành lá còn có thể tán huyết thông khí, trị ngực đau như có kim châm, đồng thời có thể an thai, lợi cho sản phụ. Hành còn trị được hóc xương, sau khi ăn củ hành có thể nuốt trôi xương. Ngoài công dụng làm thuốc còn có thể dùng làm thức ăn, chế biến bằng phương pháp muối hay ngâm giấm đều thành món ăn có hương vị thơm ngon đặc trưng.
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh: khi lấy mẫu hành ra phân tích được kết quả trong hành có chất flavonolid có công dụng lợi mật, tăng cường sự co bóp của tử cung. Nhưng, lượng thường dùng của hành là 10-15g, người có khí hư không nên dùng nhiều.
Củ có thể dùng để chế biến món ăn, muối hay ngâm giấm.
Khái quát công dụng của Hành lá
– Điều bổ trung khí, giúp cơ thể cường tráng trị tả mạn tính, giúp tán huyết thông khí, an thai, lợi cho sản phụ.
– Giúp mạnh gân cốt, trừ hàn nhiệt, điều trị các loại bệnh do phong hàn gây ra sưng tấy.
– Chứng khó thở, thở ngắn, tức ngực, ngực tê buốt.
– Giúp hoạt huyết, hóa ứ, dùng trong trường hợp dạ dày và đường ruột bị khí trệ, khôi u.
Phương thuốc trị liệu của Hành lá (tham khảo)
Trị ngực tê buốt, ho khó thở, ngứa họng: qua lâu thực 1 cành, thông bạch 250g, trộn thêm rượu trắng 7l đun còn 2l, chia làm 2 thang uống.
Trị kiết lỵ kèm máu: nấu cháo hành ăn có thể khỏi bệnh.
Trị các chứng kiết sau sinh: ăn nhiều các món ăn có hành, xào với thận dê càng hiệu quả.
Trị họng sưng đau: rễ hành thêm giấm, vò nát đắp vào chỗ sưng.
Trị kiết lỵ: hành, hoàng bách, tỷ lệ vừa đủ, đun lên uống.
Trị tức ngực, khó chịu ở 2 bên sườn: thông bạch 48g, quýt 12g, hậu phác 9g, qua lâu thực 1 cành, quế chi 3g. Các vị thuốc trên thái nhỏ, đun với 1.4l nước, cô lại thành 500ml, chia thành 2 thang uống.
Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh