Đặc tính, công dụng của Giả tô (kinh giới)

công dụng giả tô

GIẢ TÔ

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

công dụng giả tô

Giải thích tên gọi giả tô (kinh giới)

Giả tô là kinh giới, chỉ phần đoạn ngọn cành mang lá, hoa được phơi sấy khô, là thực vật thuộc họ hoa môi. Cây chứa tinh dầu, có vị cay đắng, như tử tô (tía tô) nên mới có tên là giả tô.

Đặc tính của giả tô (kinh giới)

Giả tô vị cay, tính ôn. Chủ trị phát sốt sợ lạnh, cổ kết hạch, vỡ mọng chảy mủ, đồng thời còn có thể tiêu trừ tà khí ứ kết, hoạt huyết hóa ứ, trị các loại tê thấp.

Giả tô là một loại thuốc có công dụng tán phong giải biểu, được các thầy thuốc nhiều đời đánh giá cao, tôn là “tái sinh đan”, “phong bệnh, huyết bệnh, thương bệnh chủ yếu dược”, “sản hậu yếu dược”… Vì có tác dụng trừ phong giải biểu nên có thể trị các chứng ngoại cảm; vì có thể trừ phong thấu chẩn nên thường dùng trị bệnh rubella, ngăn ngừa ma chẩn… Lại vì có thể trừ phong tiêu sưng nên có hiệu quả rất tốt với chứng lở loét sơ phát. Giả tô cay mà không nóng, ôn mà không bức, dược tính bình hòa, lại có thể tán phong hàn, vừa có thể tán phong nhiệt. Vì vậy, chứng ngoại cảm có biểu hiện là hàn nhiệt đều có thể chữa trị. Dù là phong hàn hay phong nhiệt, giả tô đều có thể trị liệu. Ngoài ra, nó có thể khử phong nhiệt khiến họng sưng mắt đỏ, đau đầu sốt cao, còn có thể phát tán phong hàn trị sợ lạnh không ra mồ hôi. Giả tô còn kiêm tác dụng cầm máu, khử phong, giải biểu, thấu chẩn; đốt lấy tro có thể cầm máu, có tác dụng trị liệu với chứng đại tiện ra máu cấp tính, băng lậu và chóng mặt do thiếu máu sau sinh.

Nhưng y học cổ đại cho rằng, giả tô không thể chế biến cùng với hải sản. Như Lý Diên Phi trong Diên thọ thư có nói: Phàm ăn mọi loại cá không có vảy thì không được ăn giả tô sẽ nôn ra máu, chỉ có địa tương mới có thể hóa giải. Ăn cùng với cua biển sẽ dẫn tới ngộ độc. Thái Điều trong Thiết vi sơn tùng có kể rằng, ở Linh Kiều từng thấy người ăn cá chép vàng cùng với giả tô, kết quả tử vong ngay tức thì. Trong Di kiên chí cũng ghi lại, Ngụy Kỷ Đạo người nước Ngô sau khi ăn canh cá chép vàng, lại hái giả tô uống với trà. Lát sau cảm thấy chân ngứa, đi lên tim phổi, vội dùng thuốc, sau 2 ngày mới qua cơn nguy hiểm.

Dược lý hiện đại cho rằng, nước giả tô có thể tăng cường tiết mồ hôi, giải nhiệt nhẹ, có tác dụng ức chế trực khuẩn bạch hầu, khuẩn tụ cầu vàng; cũng có tác dụng ức chế nhất định với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đường ruột. Dùng đúng lúc cũng có thể rút ngắn thời gian xuất huyết. Nhưng giả tô là dược phẩm có tính cay ôn, người biểu hư có mùi hôi không nên sử dụng. Liều dùng thông thường cũng không nên quá nhiều.

Khái quát công dụng của Giả tô (kinh giới)

– Có thể trừ phong giải nhiệt, trị ngoại cảm, trừ phong thấu chuẩn, thường dùng trị rubella, trừ phong tiêu sưng.

– Trị đau đầu sốt cao họng sưng mắt đỏ, trị sợ lạnh không ra mồ hôi đồng thời còn có thể cầm máu.

– Có tác dụng giải nhiệt nhẹ, có hiệu quả kháng khuẩn ở mức độ nhất định.

Phương thuốc trị liệu của Giả tô (tham khảo)

Trị đau đầu do phong nhiệt: cành giả tô, thạch cao, tỷ lệ bằng nhau nghiền thành bột, uống với trà.

Trị đau răng do phong nhiệt: rễ giả tô, rễ ô cửu, củ hành, tỷ lệ bằng nhau, đun lấy nước súc miệng.

Trị bệnh động kinh ở trẻ nhỏ: lấy 62g hoa giả tô, 31g phèn chua (nửa ướt, nửa khô), nghiền nhỏ, thêm chút bột hồ rồi nặn thành viên thuốc nhỏ, lấy đan sa quết bên ngoài. Mỗi lần uống 20 viên với nước canh gừng, mỗi ngày 2 lần.

Trị chứng trúng phong, cấm khẩu: lấy 6g hoa giả tô nghiền nhỏ, uống cùng với rượu.

Trị chứng chóng mặt do trúng phong, thần trí mơ màng sau khi sinh: lấy 40g hoa giả tô, 15g đào hạch nhân (bỏ vỏ, sao lên) nghiền nhỏ, mỗi lần lấy 9g uống cùng với nước. Nếu như người bệnh thở hổn hển, có thể thêm chút hạch hạnh nhân (bỏ vỏ, sao khô) và cam thảo, mỗi loại 9g.

Trị bệnh kiết lỵ sau khi sinh: lấy 4-5 bông giả tô, sao khô, không để dược liệu tiếp xúc với lửa. Sau khi sao xong cho thêm 1 ít xạ hương, hòa lẫn cùng với nước sôi để uống.

Trị chứng chảy máu mũi: sao khô bông giả tô, nghiền nhỏ. Mỗi lần lấy 6g uống với nước vỏ quýt đã sắc với nước. Uống 2 thang là bệnh sẽ thuyên giảm.

Trị chứng nôn ra máu không dừng: lấy bông giả tô gồm cả rễ, rửa sạch, giã nát ép lấy 120ml nước, có thể dùng bột hoa giả tô khô. Phương thuốc khác: lấy cây giả tô nghiền nhỏ, cây sinh hoàng tươi ép lấy nước uống với 6g thuốc.

Trị chứng tiểu tiện ra máu: lấy giả tô, sa nhân, mỗi loại lượng vừa đủ, nghiền nhỏ. Mỗi lần lấy 9g uống cùng với nước cơm gạo nếp, mỗi ngày uống 3 lần.

Trị chứng băng huyết ở phụ nữ: lấy giả tô huệ nướng khô trên ngọn đèn dầu vừng, nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 6g.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256