CÂY RÂU MÈO
* Đặc tính:
– Cây râu mèo tên khoa học là Orthosiphon I Spiralis, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Râu mèo có tính mát, vị ngọt, nhạt, hơi đắng, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, trừ khớp.
– Râu mèo chứa Saponin mà chủ yếu là các orthosi-phonin A,B,C,D,E; rất giàu kalium, polyacol, mesoi-sonitol các Flaronoid chiếm 0,23% trong cây khô, Phytosterol (chất béo), đường pentoz, hexoz, glucoz, aciil lariric, citric, 0,65% tinh dầu…Hoa râu mèo có tiểu nhuỵ rất dài, toả ra trông giống như râu con mèo.
* Công dụng:
1. Chữa viêm thận mãn, viêm bàng quang, thấp kluĩp, thấp ngoài khớp, viêm đường ruột.
– Râu mèo 40g
– Tỳ giải 30g
– Rễ cây ý dĩ 30g
Cho tât cả vào âm rồi đố ngập nước, sắc uống trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần.
2. Tiểu tiện ra máu, buốt, tiểu ra sỏi:
– Râu mèo 40g
– Thài lài trắng 30g
Tất cả sắc với 11 nước, thu 500ml nước thuốc rồi đổ thêm 1 lít nước, sắc còn nửa lít rồi thêm 6g hoạt thạch (bột talc) uổng trong ngày. Dùng liên tục một tuần.
3. Suy thận kèm theo hiện tượng bụng dưới đai’ tức:
– Râu mèo 16g
– Cây mã đề 20g
– Rễ tranh 12g
– Tô mộc 12g
– Rễ cỏ xước 16g
– Rễ cây ruột già 12g
Tất cả dưới dạng dược liệu khô, sắc với 500ml nước, thu 150- 2000ml nước thuốc, chia 2 lần, uống trước bữa ăn
4. Viêm gan siêu vi, bệnh hoàng đản, da dẻ xanh xao vàng bủng, táo bón kinh niên
– Râu mèo: 30g
– Cỏ lưỡi rắn: 30g
– Cây chó đẻ: 30g
– Atiso: 20g
– Cỏ mực: 30g
Tất cả dưới dạng dược liệu khô, sắc với 1 lít nước, thu 250ml nước thuốc, uống trong ngày. Dùng 3 tuần, nghỉ 1 tuần rồi tiếp tục uống. Làm như vậy vài 3 tháng.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.