Hiện tượng chảy máu cam thường xuyên xuất hiện ở độ tuổi nào?

Bắt gặp một người đang bị chảy máu cam bạn sẽ xử lý như thế nào? Bạn cần có những kiến thức gì để có thể xử lý mà không để lại di chứng về sau? Và một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khác đó là hiện tượng chảy máu cam sẽ thường xuyên xuất hiện ở những độ tuổi nào? Để có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Chảy máu cam thường xuyên xuất hiện ở độ tuổi nào?

Chảy máu cam xuất hiện ở độ tuổi nào?

Hiện tượng chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 2-10 tuổi. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do cách mạch máu ở mũi bị vỡ và gây ra chảy máu.

Thời điểm mà trẻ nhỏ dễ xuất hiện hiện tượng chảy máu mũi nhất là vào buổi sáng. Vì viêm mạc mũi được nuôi dưỡng bởi rất nhiều mạch máu nhỏ nằm nông và ngay sát bề mặt mũi nên chỉ cần có chấn thương do các hoạt động sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân chính của loại bệnh này.

Có mấy loại chảy máu cam

Hiện nay, hiện tượng chảy máu cam được chia làm 2 loại là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

Các loại chảy máu mũi

Chảy máu mũi trước

Loại chảy máu mũi này có tỷ lệ xuất hiện đến 90%, bạn có thể thường xuyên bắt gặp ở phía trước mũi. Khu vực thường xuyên bị chảy máu nhất là đám rối phần dưới vách ngăn mũi – Kisselbach vì ở đây chứa rất nhiều mạch nhỏ và rất dễ vỡ. Chỉ cần trẻ nhỏ xì mũi mạnh hay làm chấn thương cục bộ như ngoáy mũi cũng có thể khiến phần này vỡ ra.

Hiện tượng chảy máu mũi trước

Hiện tượng chảy máu cam này xuất hiện nhiều khi trẻ nhỏ ở trong môi trường hanh khô, ví dụ như ngồi trước lò sưởi quá lâu, hay ngồi trong phòng điều hòa quá dài. Khi ở trong điều kiện môi trường như vậy sẽ khiến niêm mạc bị khô dẫn đến vách ngăn mũi bị đóng vảy, bị nẻ và chảy máu.

Chảy máu mũi trước thường chỉ xảy ra chảy máu 1 bên, chảy chủ yếu về phía trước và xuống họng rất ít. Khối lượng máu chảy không nhiều nhưng thời gian thì dai dẳng. Và chỉ cần những bước sơ cứu đơn giản cũng giúp máu mũi ngừng chảy. Có để sử dụng phương pháp “đốt” điểm mạch bằng nitrat bạc hoặc các hóa chất khác (theo chỉ định của bác sĩ) khi máu chảy quá nhiều và không có dấu hiệu ngừng lại.

Chảy máu mũi sau

Chiếm 10% còn lại và liên quan đến mạch máu ở cao hơn và nằm sâu hơn trong mũi. Tuy không xuất hiện nhiều như chảy máu mũi trước nhưng lại rất nguy hiểm và khó kiểm soát. Hiện tượng này lại ít xuất hiện ở trẻ nhỏ mà lại nằm chủ yếu ở người lớn tuổi, người có huyết áp cao hoặc những người bị chấn thương ở vùng mặt. 

Chảy máu mũi sau thường xuyên chảy ở hai bên, máu chảy ở phía sau và chảy chủ yếu xuống họng. Đặc điểm là máu chảy rất nhiều có thể dẫn đến mất máu và rơi vào trạng thái nguy kịch. Người bị chảy máu mũi sau phải được sự điều trị và theo dõi của các bác sĩ chứ không được tự sơ cứu tại nhà.

Cách sơ cứu khi gặp người có hiện tượng chảy máu cam

Nếu biết sơ cứu đúng cách thì hiện tượng chảy máu mũi có thể tự ngưng sau một thời gian. Để có thể thực hiện được, người nhà cần trấn an các bé để chúng giữ được bình tĩnh, không kêu khóc rồi mới tiến hành các bước dưới đây:

Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ tự ngừng. Sau khi trẻ đã bình tĩnh, hãy thực hiện các bước sau:

  • Hướng dẫn trẻ xì mũi nhẹ nhàng để có thể loại bỏ được cục máu đông hình thành bên trong mũi. Việc làm này có thể khiến chảy máu nhiều hơn một chút những ngay sau đó sẽ dừng ngay. Nếu bé còn quá nhỏ thì có thể bỏ qua giai đoạn này.
  • Giữ trẻ ngồi trong tư thế lưng thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước. Với tư thế này sẽ giúp máu không chảy xuống cổ gây hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy. Tuyệt đối không được để trẻ nằm hoặc ngả đầu ra sau hay kẹp đầu trẻ giữa hai đầu gối.

Đặt trẻ ngồi đúng tư thế

  • Bóp chặt hai bên cánh mũi bằng ngón trỏ và ngón cái của bạn. Đừng nhầm cánh mũi với xương sống mũi vì nếu bóp nhầm xương sống mũi sẽ không thể giúp bạn cầm máu được. Tuyệt đối không ấn một bên cánh mũi kể cả khi máu chỉ chảy một phía.

Xem thêm bài viết:

>> Chữa chảy máu cam cho trẻ em

>>> Cách chữa bệnh nóng trong người

Không nhầm lẫn giữa cánh mũi và sống mũi

  • Dùng đồng hồ để căn thời gian bóp mũi chính xác, khoảng 10 phút. Trong thời gian chờ đợi máu đông lại bạn có thể trò chuyện hoặc cho trẻ đọc sách để trẻ quên đi việc chảy máu. Không nên thường xuyên thả tay để kiểm tra cũng như thả tay quá sớm, vì máu cần một khoảng thời gian nhất định để có thể đông, việc làm như vậy chỉ khiến máu chảy nhiều hơn mà thôi.
  • Nếu trẻ đồng ý hoặc không thể thực hiện cách trên thì bạn có thể dùng khăn mát chườm lên gốc mũi hoặc má của trẻ. Bạn cũng có thể cho trẻ ngậm một viên đá để giúp mạch máu co lại, chậm quá trình chảy máu.
  • Nhắc trẻ nhổ máu đông ở trong miệng vì máu tanh khi nuốt có thể gây hiện tượng buồn nôn. Sau đó có thể cho trẻ uống ít nước mát để đỡ căng thẳng và giúp miệng bớt đi mùi máu.

Nếu vẫn tiếp tục chảy máu thì người nhà nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự động bôi hay uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những câu trả lời cho các câu hỏi ở trên, hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được cho các gia đình có người thường xuyên xuất hiện hiện tượng chảy máu cam. Các thông tin khác về hiện tượng này chúng tôi sẽ thường xuyên đăng tải lên trang chủ của công ty. Vì thế bạn đừng bỏ lỡ nhé.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256