Những người bị hen phế quản (hen suyễn) đặc biệt là người cao tuổi sẽ rất nhạy cảm với các loại thuốc điều trị. Để hạn chế các tác dụng phụ của bệnh hen phế quản thì người bị bệnh cần tránh các loại thuốc sau:
Thuốc kháng sinh
1. Thuốc kháng sinh.
Các nhóm kháng sinh cần tránh là:
– Nhóm gốc penicillin như ampicillin, cloxacillin, amoxicillin…
– Nhóm gốc aminoglycosid như streaptomycin, tobarmycin, neomycin,gentamycin…
Những nhóm kháng sinh trên dễ gây dị ứng cho các bệnh nhân cao tuổi bị hen và gây nhờn thuốc.
2. Thuốc an thần.
Nhiều thuốc an thần gây ức chế hô hấp sẽ làm bệnh hen bị nặng lên. Vì vậy người bị hen phế quản nên cẩn thân khi sử dụng thuốc an thần, không tự ý mua thuốc mà phải hỏi bác sĩ điều trị để biết có thể sử dụng thuốc nào.
3. Các loại thuốc sử dụng trong bệnh tim.
Những loại thuốc sử dụng trong tim mạch như thuốc ức chế men chuyển thường gây ra ho khan ở người bênh, nếu người bệnh hen sử dụng có thể gây khó thở, nặng ngực.
Ngoài ra còn 1 số loại thuốc gây co thắt phế quản khiến việc hô hấp và bênh hen phế quản của người bệnh gặp nhiều khó khăn hơn.
trường hợp không có thuốc thay thế, bắt buộc dùng thuốc thì phải có chế độ theo dõi chặt chẽ và an toàn cho bệnh nhân hen.
Xem thêm
>> Người bị hen phế quản nên ăn gì
>> Những lưu ý khi chữa hen phế quản ở người cao tuổi
Thuốc giảm đau
Các thuốc giảm đau, chống viêm và aspirin.
thuốc giảm đau, chống viêm như ketoprofen, ibuprofen… thường được dùng trị bệnh đau đầu, viêm khớp… Các thuốc này có tác dụng phụ khiến co thắt phế quản, làm các cơn hen thêm nặng. Một số bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc này xuất hiện các triệu chứng hen. Do vậy người bị bệnh hen phế quản không được tự ý dùng các loại thuốc trên mà phải dùng theo sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ.
4. Thuốc Theophyllin.
Là 1 chất có tác dụng tốt trong việc giãn phế giản, sử dụng nhiều trong việc chữa trị hen. Nhưng trái lại theophillin liều lượng theophillin không chuẩn có thể gây ra tác hại nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nên việc sử dụng theophillin cần tuân thủ đúng liều và phải có người theo dõi bệnh nhân, Khi có biểu hiện ngộ độc thuốc phải xử lí luôn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.